Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và MỞ ỨNG DỤNG SHOPEE để mở khóa toàn bộ chương truyện.
https://s.shopee.vn/7piAMGQDWY
Lưu ý: Nội dung trên chỉ xuất hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ. Xin chân thành cảm ơn!
Bữa tiệc sinh nhật 70 tuổi của bà nội, trên màn hình lớn đột nhiên xuất hiện ảnh ông nội chụp chung với một người phụ nữ khác.
Khách khứa dưới sân khấu cười rộ lên, có người còn đùa cợt mắng ông nội già rồi mà vẫn phong độ.
Tưởng rằng bà nội sẽ cảm thấy mất mặt.
Nhưng bà vẫn nở nụ cười, giơ tay giật lấy micro từ tay MC.
“Xin hãy vỗ tay thật lớn chào đón chồng tôi – ông Phó Hoài Sinh.
Và người yêu đã bên ông suốt 50 năm qua – bà Nguyễn Xuân Cảnh.”
01
Ông nội nghe xong, sắc mặt thoáng hiện nét tức giận.
Người phụ nữ tên Nguyễn Xuân Cảnh đang ngồi ở bàn phía sau cũng trở nên khó coi.
Nhạc trong hội trường bỗng chuyển thành nhạc hôn lễ.
Màn hình lớn vẫn không ngừng phát đi phát lại ảnh của ông nội và bà Nguyễn Xuân Cảnh.
Ba tôi thấy cảnh đó tức đến đỏ cả mặt.
Ông nội cả đời vinh quang, kiếm được không ít danh tiếng. Hôm nay còn có rất nhiều học trò và đối tác làm ăn của ông đến dự.
Vậy mà giờ phút này, bà nội vẫn đứng trên sân khấu, nụ cười hiền hòa, như thể toàn bộ trò hề kia chẳng liên quan gì đến mình.
Trong ký ức của tôi, bà nội xưa nay vẫn như vậy.
Cho dù có gặp chuyện lớn đến đâu, đứng trước mặt bà đều như chẳng còn đáng ngại.
“20 tuổi tôi lấy ông Phó Hoài Sinh, dường như từ ấy tôi đã chẳng còn được tự do nữa.
“Người ta nói: bảy mươi tuổi chỉ đến một lần, hãy làm những điều mình muốn.
“Hôm nay là sinh nhật 70 tuổi của tôi, cũng là ngày đầu tiên tôi được sống một cuộc đời mà tôi mong muốn.”
Nói xong câu đó, bà nhẹ nhàng cúi chào toàn thể khách mời.
“20 tuổi kết hôn, tôi gả cho ông Phó Hoài Sinh. Một năm sau sinh ra con trai Phó Tư Ngôn.
“Cũng trong năm đó, ông Phó bắt đầu kinh doanh, còn tôi thì chính thức buông bỏ đời mình, làm một bà nội trợ toàn thời gian.
“Cũng trong năm đó, ông Phó quen biết bà Nguyễn Xuân Cảnh.
“50 năm hôn nhân, như một giấc mộng dài.
“Người ta thường nói ‘xấu chàng hổ ai’, nhưng hôm nay, cái mặt mũi ấy, tôi không muốn giữ cho Phó Hoài Sinh nữa.”
Sau khi bà nội nói xong, cả hội trường rơi vào im lặng.
Tựa như mọi người đều đang ngẫm nghĩ từng lời nhẹ nhàng mà bà vừa thốt ra.
Bà nội… đã phát hiện từ bao giờ?
2
Có lẽ là từ một tháng trước, bà nội dường như già đi rất nhiều chỉ sau một đêm.
Hai bên tóc mai cũng xuất hiện vài sợi bạc.
Tôi hỏi bà có chuyện gì xảy ra không, có phải trong người thấy không khỏe?
Nhưng bà chỉ lặng lẽ lắc đầu, không nói một lời, rồi bước vào phòng ngủ.
Tối hôm đó, tôi nhận được cuộc gọi từ ông nội.
“Thanh Thanh à, con nói với bà nội một tiếng, hôm nay ông không về nhà ăn cơm nhé.”
Những lần trước, chỉ cần ông nội nói không về ăn cơm, bà nhất định sẽ để phần cơm của ông lại.
Bà sẽ cẩn thận cất trong hộp giữ nhiệt, chờ ông về để ông được ăn miếng cơm nóng đầu tiên.
Nhưng hôm đó, sau khi nghe xong, bà không nói một lời, lặng lẽ đổ hết thức ăn thừa đi.
Sau đó một mình ra ban công, ngồi nhìn mặt trời lặn.
Tôi chưa từng thấy bà nội có dáng vẻ như thế.
Gương mặt ấy như thể đang cố kìm nén nước mắt, nhưng lại chẳng thể rơi nổi một giọt.
Tối hôm đó, khi ông nội về, bà đã đi ngủ từ sớm.
Thấy trên bàn không có phần cơm nào dành cho mình, ông có hơi ngạc nhiên.
Nhưng ông cũng không nói gì, thậm chí không tắm, cứ thế đi ngủ.
Giờ nghĩ lại mới hiểu, hóa ra từ lúc đó bà nội đã phát hiện ra chuyện giữa ông và bà Nguyễn Xuân Cảnh rồi.
Cho nên hôm ấy, bà mới đổ phần cơm của ông đi.
3
Tôi nhìn bà nội đang đứng trên sân khấu, trong lòng dâng lên một tầng chua xót.
Ngay cả khi phản kháng, bà cũng vẫn dịu dàng đến vậy.
Như thể mọi tổn thương rơi lên người bà đều không đau không ngứa gì cả.
Thậm chí, bà còn không muốn kể cho ai biết, kể cả tôi, bà cũng không hề nói.
Bà lúc nào cũng vậy, mọi chuyện đều tự mình gánh vác.
Năm tôi 6 tuổi, bà nội bị ốm, sốt cao.
Bố mẹ tôi đều không ở nhà, ông nội cũng không.
Lúc tôi phát hiện ra thì bà đã ngất lịm trên sàn nhà.
Trong bếp vẫn còn nồi canh gà bà nấu cho ông.
Đúng lúc đó, công ty ông nội gặp khủng hoảng.
Ông làm việc đến kiệt sức, ngày nào cũng ở lì trong công ty không về nhà.
Tôi vừa khóc vừa chạy ra ngoài, gõ cửa nhà hàng xóm.
Trong phòng bệnh, y tá hỏi tôi có người lớn đi cùng không.
Tôi rõ ràng đã học thuộc số điện thoại của bố mẹ và ông nội, nhưng gọi mãi không ai bắt máy.
Tôi không liên lạc được với bố mẹ, cũng không gọi được cho ông.
Tôi rất bất lực, chỉ biết vừa khóc vừa lắc đầu, cầu xin họ hãy cứu bà trước.
Khi nhìn thấy ông nội, tôi gần như gào khóc mà lao đến.
“Ông ơi, bà ngất rồi…”
Trong ký ức, ông chỉ cau có vỗ vỗ vai tôi, ký tên, đóng tiền một cách vội vã.
Rồi ông nhỏ giọng buông một câu:
“Sớm không ốm, muộn không ốm, lại ốm đúng vào lúc này. Cái bếp ở nhà thì suýt nổ tung, giờ lại phải mất thời gian đến viện ký giấy, sao không c.h.ế.t quách đi cho rồi.”
Đó là lần đầu tiên tôi nghe từ “chết” từ miệng ông nội.
Cũng là lần đầu tôi có khái niệm mơ hồ về chuyện sinh tử.
Trong khoảng thời gian chờ bà nội tỉnh lại, tôi bắt đầu ghét bệnh viện.
Ghét màu trắng của nó, ghét mùi thuốc khử trùng.
Nhưng chỉ duy nhất không ghét dây truyền dịch.
Vì tôi biết, chính thứ đó đang cứu mạng bà nội.