Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và MỞ ỨNG DỤNG SHOPEE để mở khóa toàn bộ chương truyện.

https://s.shopee.vn/BIGaA8h1s

Lưu ý: Nội dung trên chỉ xuất hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ. Xin chân thành cảm ơn!

Chương 3

13

Anh ấy vẫn không hiểu.

Có lẽ cả đời này, anh ấy cũng không hiểu nổi.

Từ giờ, con đường hai chúng tôi sẽ không còn giao nhau nữa.

Chủ nhiệm biết hoàn cảnh gia đình tôi, giúp tôi tìm được hai lớp dạy kèm.

Tổng cộng bốn tiếng mỗi ngày, kiếm được 60 tệ.

Mà em gái tôi làm 12 tiếng mỗi ngày cũng chỉ được hơn 1000 tệ mỗi tháng.

Bố mẹ bắt đầu đổi giọng.

“Xem ra con gái học hành cũng có ích.”

“Học cao có thể kiếm tiền nhàn hạ.”

Trước ngày nhập học, họ bàn với tôi về học phí.

“Bố mẹ hỏi rồi, giờ có thể vay học phí, học xong rồi trả. Con cứ vay đi.”

“Em gái và tiền tụi mình phải để dành cưới vợ cho anh con.”

“Còn tiền con dạy thêm, thì giữ mà tiêu vặt.”

Bố ngồi xe khách đưa tôi đến thành phố nhập học.

Có một đàn anh học cùng ngành, thầy cô liên hệ giúp, đón tôi ở bến xe.

Người cha luôn oai phong ở nhà, đến thành phố thì như thu nhỏ lại.

Buổi tối để tiết kiệm tiền, ông ở nhờ ký túc xá của đàn anh đó.

Sáng hôm sau, tôi tiễn ông ra bến.

Xe khách lăn bánh, bụi tung mù trời khiến mắt tôi cay xè.

Xe đi khuất, đàn anh bảo bố tôi nhét cho anh ấy 50 tệ.

Anh dùng tiền đó đãi tôi bữa KFC.

Đó là lần đầu tôi ăn KFC.

Bánh mì, khoai tây ngon đến ngẩn ngơ, coca sủi bọt lấp lánh.

Qua ô cửa kính là thành phố sôi động, xe cộ tấp nập.

Tôi âm thầm thề: tôi không muốn làm con chim sẻ làng quê, tôi muốn làm đại bàng bay cao giữa trời.

Tôi muốn bay thật cao, không bao giờ quay lại vùng quê chật hẹp, đầy ác ý và định kiến ấy nữa.

Ở đại học tôi rất bận.

Tôi dạy kèm, cuối tuần thì đi phát tờ rơi.

Kiếm đủ tiền tiêu dùng.

Học sinh của tôi là một bé trai khoảng 10 tuổi.

Tôi dạy ba buổi mỗi tuần: thứ ba, năm, bảy. Có thể ăn tối ở nhà cậu bé.

Mẹ bé nấu ăn rất ngon, tôi luôn phải kiềm chế để không ăn đến bát thứ ba.

Hồi đó tôi chẳng lo béo, ăn khỏe như hồi cấp ba, bụng như không đáy.

Một hôm bé hỏi: “Cô Dương ơi, sao cô cứ mặc hai bộ đồ hoài vậy, cô không có đồ mới sao?”

“Cô không chải chuốt gì, sao có bạn trai được?”

14

Bạn thấy đấy, trẻ thành phố bé tí mà đã có mấy suy nghĩ này rồi.

Tôi cười: “Đợi cô kiếm được tiền sẽ mua đồ mới.”

“Đợi cô giàu rồi mới yêu đương.”

Hôm sau, bé nài nỉ mẹ trả tiền lương để tôi mua đồ mới.

Tôi ngượng muốn chet.

May mà mẹ bé rất tốt, ứng luôn nửa tháng lương cho tôi.

Còn lấy mấy bộ đồ trong tủ ra: “Cô xem mấy bộ này, tôi ít mặc, chỉ hơi lỗi mốt thôi, nếu không chê thì lấy mặc nhé.”

Tôi nào dám chê.

Tôi lớn lên bằng đồ cũ mà.

Hồi nhỏ, bà nội hay nhắc: “Mới ba năm, cũ ba năm, vá vá sửa sửa lại ba năm nữa.”

Mỗi nửa tháng tôi gọi về một lần.

Mẹ luôn dặn: “ở ngoài đừng gây chuyện, phải khéo léo, dạy học cho tốt, giữ việc dễ mà lương cao.”

Mẹ bé và học sinh đều tốt, nhưng tôi không ưa bố cậu bé.

Mỗi lần mẹ bé không có nhà, ánh mắt ông ta nhìn tôi, cả động chạm vô ý khiến tôi lạnh sống lưng.

Trước kỳ nghỉ đông, tôi xin nghỉ.

Mẹ biết chuyện, câu đầu tiên là: “Có phải con dạy không tốt, hay chọc giận con họ?”

Tôi lí nhí: “Là bố bé… hay động tay động chân…”

Mẹ im lặng lâu, rồi bảo: “Con nghĩ nhiều quá, người ta có vợ đẹp, giàu có, tơ tưởng gì đến con.”

“Con không làm gia sư, mẹ không có tiền gửi sinh hoạt phí đâu. Tiền cưới vợ cho anh con còn chưa đủ.”

Những câu nói ấy khiến người ta ngạt thở.

Cuối cùng anh tôi và cô gái kia cũng chia tay.

Cô ấy chê nhà tôi nghèo, còn tôi thì học hành tốn kém.

Kỳ nghỉ đông năm đó, anh trai tôi uể oải, mẹ cũng chẳng nhìn tôi bằng mắt tử tế.

Anh đã hai mươi tư, ở quê thì coi như ế, mẹ sốt ruột, đổ hết lỗi lên đầu tôi.

Mùng 10 Tết, tôi không chịu nổi nữa, quay lại trường sớm.

Ở trường, tôi mới cảm thấy mình thật sự được tự do.

Hè năm nhất, tôi không về quê, mà làm thêm ở công ty thuốc lá.

Tuần ba buổi, đến 20 mấy điểm bán hàng cố định, hỏi tình hình tiêu thụ và phản hồi thị trường, rồi tổng hợp nộp về.

Mỗi chuyến đi tầm 10km.

Tôi không có xe, đi bộ hết vòng rồi bắt xe buýt về.

Một tháng được 1500.

Ngoài ra tôi còn dạy kèm thêm hai chỗ.

Ngày nào cũng chạy ngoài nắng, đến kem chống nắng cũng tiếc không dám mua.

Một lần vội quá, tôi đành cắn răng bắt taxi.

15

Tôi đi được nửa đường thì gặp kẹt xe, chỉ biết trơ mắt nhìn đồng hồ tính tiền trên xe nhảy từng đồng một, lòng nóng như lửa đốt.

Cuối cùng tôi phải xuống xe giữa chừng, cắm đầu chạy bộ đến văn phòng.

Cửa đã khóa.

Tôi thấp thỏm gọi cho quản lý, ông ấy thản nhiên: “Lần sau nộp chung cũng được, không sao đâu.”

Cúp máy, tôi mới phát hiện áo mình đã ướt đẫm, mơ hồ lộ rõ lớp áo bên trong.

Tôi ngồi phịch xuống bậc thềm, thở dốc, tóc tai rối tung.

Cách đó không xa là một cái bát sứt mẻ.

Một chú đi ngang, liếc nhìn tôi rồi móc ví lấy ra 20 tệ, bỏ vào bát.

Đó là tiền sinh hoạt hơn một ngày của tôi.

Tôi nhìn chằm chằm tờ tiền ấy rất lâu, rồi gọi chú ấy lại: “Chú ơi, cháu không phải ăn xin, cháu đang làm thêm.”

Chú ấy sững người, mặt đỏ ửng, liên tục xin lỗi.

Cuối cùng còn nhất quyết mua cho tôi một cốc trà sữa.

Tám tệ một ly, thêm nửa ly trân châu.

Giờ ai cũng nói trà sữa là thứ “khoa học độc ác”, nhưng lúc đó với tôi, nó là mỹ vị đỉnh cao.

Chính lần gặp gỡ ấy đã mở ra cho tôi một cơ hội.

Chú Trương bán hàng trên Taobao, hỏi tôi có muốn làm thêm không.

Chú có kênh lấy nguồn hàng chính hãng giá rẻ từ nhà sản xuất, sau đó bán lẻ online hoặc bỏ sỉ cho các cửa hàng.

Việc của tôi là kiểm hàng, đóng hàng và xử lý hậu mãi.

Hồi đó Taobao chưa có chính sách miễn phí vận chuyển, giao hàng cũng không nhanh như bây giờ.

Có lúc khách lấy số lượng lớn, chú Trương tự thuê xe tải chở đi. Mỗi chuyến lời cả chục nghìn tệ.

Từ đó tôi mới thật sự nhận ra sự chênh lệch trong thế giới này.

Thì ra có người bỏ vài trăm mua bình sữa, vài nghìn mua nôi.

Những đứa trẻ đó, sinh ra đã ở La Mã.

Còn tôi, đến cả viên gạch ở La Mã cũng không chạm được.

Chú Trương hay nói, tương lai là của chúng tôi – những sinh viên đại học.

Nhưng lớp anh chị đi trước đều bảo: “việc làm ngày càng khó kiếm.”

Tương lai, thật sự có thuộc về đám bình dân như chúng tôi không?

Công việc ở chỗ chú Trương không khó, có lẽ nhờ từng phụ bác gái bán hàng, làm sổ sách nên tôi học việc rất nhanh.

Chú ấy kiếm được, cũng hào phóng với tôi.

Tôi tằn tiện, để dành được khoản tiền đầu tiên trong đời – 5.000 tệ.

Tôi tranh thủ về quê, muốn trả lại một phần số tiền đã vay bác và các cô.

Nhưng bố mẹ lại biết chuyện.

Mẹ nổi trận lôi đình, mắng: “Có tiền mà không đưa cho bố mẹ, không để dành cho anh mày lấy vợ, lại đi đưa cho người ngoài?”

“Nhưng con nợ họ mà.”

“Họ có tiền rồi, cần gì mấy nghìn của mày? Mày không nghĩ cho nhà mình, đúng là đồ vô ơn!”

Họ mắng tôi suốt ba ngày, mẹ thì vừa khóc vừa ép tôi rút sạch số tiền đó.

Chỉ để lại cho tôi 100 tệ sinh hoạt phí.

Từ khoảnh khắc đó, tôi hiểu một điều: “khi mày có tiền, thứ phải đề phòng nhất không phải kẻ thù, mà có khi chính là người thân.”

Lên năm ba, việc kinh doanh của chú Trương bắt đầu lao dốc.

Ngày càng nhiều nhà sản xuất mở flagship store, trung gian như chú mất hết lợi thế.

Chú nhanh chóng nhận ra điều đó.

Miếng bánh Taobao có quá nhiều người dòm ngó.

Người vào trước thì ăn thịt, vào sau thì húp cháo, còn kẻ nhảy vào muộn… chỉ hít gió Tây Bắc.

Chú bắt đầu tìm đường mưu sinh khác, vì “không thể bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ”.

Chú khuyên tôi học tiếp cao học: học càng cao, năng lực cạnh tranh càng lớn.

Tri thức là sức mạnh không bao giờ cạn.

Chuyên ngành tôi học không hot, tôi cũng có ý định học tiếp.

Nhưng khi vừa nói với gia đình, lập tức bị phản đối kịch liệt.

16

“Học tiếp nữa là ba năm nữa, nhà lấy đâu ra tiền?”

“Anh mày gần 26 rồi, không thể chờ nữa, phải cưới ngay.”

“Mày lo mà kiếm việc đi, học nữa thì thành gái ế bây giờ.”

Nghe tin, bác trai đến tìm tôi.

Tôi tưởng bác sẽ ủng hộ.

Không ngờ bác lại bảo: “Bố mẹ cháu nói cũng đúng, giờ là lúc cháu phải báo đáp gia đình. Anh cháu là trưởng, cháu với em cũng nên hỗ trợ một chút.”

Tôi cực kỳ thất vọng.

Bác vừa đi, mẹ liền mỉa mai: “Biết sao người ta không cho mày học tiếp không? Vì sợ nhà mình lại đi vay tiền cưới vợ cho anh mày!”

Anh tôi không nói gì.

Chỉ có em gái nói: “Chị muốn học thì cứ học.”

Hồi mười lăm, mười sáu, tôi rất để tâm đến ánh mắt người thân và xóm làng.

Nhưng giờ tôi hai mốt rồi.

Dù họ phản đối, tôi vẫn bắt đầu ôn thi.

Thầy mà tôi muốn theo năm nay được bổ nhiệm làm phó viện trưởng, không còn nhận nghiên cứu sinh nữa.

Nhưng tôi vẫn muốn thử.

Thầy là người có tiếng trong ngành, giờ còn có quyền lực, trong tay thầy có nhiều tài nguyên hơn các thầy cô khác.

Tôi viết mail cho thầy mỗi tuần, hỏi các vấn đề chuyên môn và bày tỏ nguyện vọng làm học trò.

Thầy vẫn trả lời, nhưng cuối thư luôn nói mình không nhận học sinh.

Sau đó, thầy đề nghị giới thiệu người khác.

Nhưng tôi vẫn kiên quyết muốn theo thầy, mong có một cơ hội.

Năm đó thật sự rất khó khăn. Vì không có thời gian đi làm thêm nên cuộc sống cực kỳ chật vật.

Tôi vẫn nhớ có tháng chỉ tiêu đúng 350 tệ.

Cuộc sống ép tôi phải dùng thời gian ngắn nhất kiếm ra giá trị cao nhất.

Lúc đó WeChat bắt đầu phổ biến, có cả công cụ lập tài khoản công khai (official account).

Tôi có chút năng khiếu viết lách, lập một tài khoản viết review phim.

Ban đầu chẳng kiếm được đồng nào, chỉ viết vì đam mê.

Mùa đông năm cuối đại học lạnh lạ thường.

Tôi không đủ tiền mua áo phao, chỉ mặc nhiều lớp len, người như con gấu.

Trường miền Nam không có sưởi, mười đầu ngón tay cứng như củ cải.

Mẹ gọi liên tục, nói anh tôi đang quen bạn gái, hỏi tôi đã xin được việc chưa.

Để tránh rắc rối, tôi nói dối là đang thực tập.

Bà lại hỏi lương bao nhiêu, nhắc tôi để dành tiền, anh có thể cưới bất cứ lúc nào.

Cúp máy, tôi ra ăn tối.

Thẻ chỉ còn hơn trăm tệ, kỳ thi còn hơn một tháng.

Tôi vòng quanh căng-tin, cuối cùng chỉ gọi một đĩa giá đỗ xào hẹ.

Ăn xong, nhận được mail từ thầy, lại một lần từ chối thẳng, dặn nếu nhắc nữa sẽ không trả lời thư.

Ra khỏi căng-tin, đi ngang tòa nhà đa phương tiện, trong hội trường đang có hội chợ việc làm, tiếng vỗ tay vang trời.

Tôi nhìn chằm chằm vào quyển sách trên tay, đầy những bài toán không giải được.

Chính trị còn chưa học xong, sách chuyên ngành còn mấy quyển chưa đọc kỹ.

Một cảm giác bất lực khủng khiếp bóp nghẹt tôi.

Hay là… thôi đi.

17

Tôi vốn không phải người thông minh nhất, đã học được đến đại học là trời thương rồi. 

Có lẽ, tôi không có số học cao học.

Tôi vào net chỉnh sửa hồ sơ xin việc, vừa định in thì có mail nhảy ra.

Là từ thầy.

“Thầy vừa đọc bài luận em gửi, em ôn kỹ vào nhé, hy vọng gặp em ở vòng phỏng vấn.”

Tôi chưa kịp trả lời thì điện thoại reo.

Có người muốn đặt quảng cáo trên tài khoản công khai của tôi, trả 3.000 tệ.

Tôi ôm điện thoại khóc mà cười, đầu dây bên kia giật mình: “Chúng tôi trả giá thấp quá sao?”

Tôi cầm bản in hồ sơ, trốn ra sau tiệm in, bật khóc nức nở.

Là sống sót sau bão giông.

Là ánh sáng cuối đường hầm.

Là hy vọng nảy mầm giữa tuyệt vọng.

Trời xanh, cuối cùng cũng ngoái đầu lại nhìn tôi một lần.

Từng người một tìm đến đặt quảng cáo.

Nhưng thời gian gấp gáp, tôi từ chối phần lớn.

Kỳ thi kết thúc, tôi về quê ăn Tết.

Anh tôi định tổ chức lễ đính hôn vào mùng 12, cô gái ở huyện bên.

Nhà gái đòi sính lễ 88.000 tệ.

Tôi góp 3.000.

Đêm giao thừa, cả nhà quây quần ăn cơm, bố mẹ khuyên tôi uống rượu.

Tôi uống chút rượu nếp rồi đi ngủ sớm, nửa đêm tỉnh dậy vì mắc tiểu.

Trong ánh trăng mờ, thấy bố mẹ đang lục túi tôi.

“Con bé này cất thẻ ở đâu nhỉ?”

“Nó thực tập mấy tháng rồi, sao chỉ có 3.000 được?”

Đêm đông lạnh như băng.

Y chang lòng tôi lúc ấy.

Tôi ngồi dậy, nhìn họ lạnh lùng, nói từng chữ: “Con thật sự không có tiền. Con không đi thực tập. Con vẫn đang ôn thi cao học!”

Cái Tết ấy loạn xì ngầu.

Tôi thành tội đồ của cả nhà, bố mẹ chạy khắp nơi vay tiền cưới vợ cho anh tôi.

Các bạn đoán xem họ lấy tiền ở đâu?

Từ em gái tôi.

Em tôi đang có bạn trai – bạn học cấp hai. Bố mẹ đến gặp nhà trai xin ứng trước sính lễ.

Tôi tức đến phát điên.

Làm vậy, sau này em tôi lấy gì ngẩng đầu ở nhà chồng?

Nó cũng buồn một thời gian, rồi tự trấn an: “Dù sao em cũng sẽ cưới A Quảng, bên nhà anh ấy cũng không nói gì.”

Cô gái ngốc.

Con còn chưa bước chân vào nhà họ, sao họ có thể để lộ bất mãn ra mặt chứ?

Anh trai đính hôn, bố mẹ phấn khởi ra mặt, làm đủ trò.

Theo lệ, trẻ con nhà gái tới dự thì lì xì 200 tệ là được rồi.

Bố mẹ tôi lại lì xì 500.

Chú bác bên đàng gái, mỗi nhà 500 là đủ.

Bố mẹ tôi cho 800.

Người khác đính hôn, hút vài điếu thuốc Furong Wang là được rồi.

Nhà tôi lại dùng hẳn Trung Hoa.

Bao nhiêu tiền, tiêu hết vào cái gọi là thể diện.

Tôi thật sự không hiểu.

Tại sao phải cắn răng gồng lên như vậy?

Tôi phản đối, mẹ liền mắng: “Im đi, mày biết cái gì? Đây là đại sự của anh mày, đâu phải tiền mày bỏ ra!”

Có lẽ, người càng nghèo càng thích sĩ diện. Cứ như thể như vậy thì mới ngẩng đầu làm người được.

Nhưng trụ cột của một gia đình, nên là sự chăm chỉ, tích cực, nỗ lực và niềm tin – chứ không phải là lớp vỏ hào nhoáng đầy giả tạo kia.

Chiều hôm đó, khách khứa tản đi.

Nhà cửa bề bộn.

Cũng đúng hôm đó, tôi nhận được kết quả xét tuyển nghiên cứu sinh.

Tôi dọn dẹp cùng em gái, nó hỏi tôi: “Chị, chị đậu cao học chưa?”

18

Tôi đã biết điểm từ trước, vui mừng thầm một hồi, giờ cũng bình tĩnh lại rồi: “Xét theo điểm mấy năm gần đây thì chắc qua vòng xét rồi.”

Em gái cười tít mắt: “Chị giỏi quá, nhà mình sắp có nghiên cứu sinh rồi…”

Nó còn chưa nói hết câu, mẹ đã quát: “Im ngay!”

Tôi ngẩng đầu, thấy chị dâu tương lai đứng ở cửa, cười nhạt: “Yến Tử còn định học tiếp à? Vậy thì mấy năm nữa mới xong? Tốn không ít tiền đâu nhỉ?”

Mẹ căng thẳng, vội nói: “Con bé sẽ tự lo, anh nó với chúng tôi không chi đồng nào hết.”

Mẹ không ngừng nháy mắt ra hiệu cho tôi.

Tôi cười: “Cao học không thu học phí, còn có trợ cấp, không cần bố mẹ lo.”

Chị dâu tương lai cười cười mà như không cười: “Nhưng có kiếm được tiền đâu, cùng lắm chỉ đủ nuôi thân thôi.”

Em gái thẳng tính: “Nuôi được thân chẳng tốt à? Học mà còn có tiền trợ cấp, thế không phải càng hay sao?”

Mẹ dùng chổi đập lên người nó: “Mày bớt nói lại chút đi!”

Tối đó, tôi ngủ cùng em gái.

Nó khẽ hỏi: “Chị, học cao học thật sự không mất học phí à? Nếu có thì chị nói nhỏ với em, em kiếm tiền đưa chị.”

“Thật sự không tốn.”

“Vậy còn tiền sinh hoạt?”

“Cũng có trợ cấp.”

Em gái sửng sốt: “Còn có chuyện tốt vậy á! Học giỏi vẫn hơn. Chị không biết đâu, ở nhà máy em làm, người học đại học đều được ngồi văn phòng, mỗi ngày làm tám tiếng thôi. Mùa hè có điều hòa, mùa đông có sưởi, đâu có khổ như tụi em…”

“Em còn chưa hai mươi, giờ bắt đầu học lại vẫn kịp, chị sẽ giúp em.”

“Thôi, cứ thấy sách vở là em đau đầu.”

Sau Tết, tôi đi phỏng vấn.

Chủ khảo chính là giáo sư tôi muốn theo.

Tôi xếp thứ hai vòng viết, sau khi trả lời xong vài câu hỏi chuyên môn, thầy hỏi: “Tại sao em lại học cao học? Tại sao đổi chuyên ngành?”

Tôi do dự khá lâu, rồi thành thật nói: “Ngành này có cơ hội việc làm tốt hơn, em muốn thay đổi số phận mình.”

Thầy nhìn tôi một lúc, cười: “Mấy người đừng giành nữa, sinh viên này tôi chọn rồi!”

Kết thúc phỏng vấn, thầy mời tôi uống nước.

Thầy an ủi tôi: “Bất kỳ lúc nào, sự thành thật đều là phẩm chất quý. Muốn kiếm tiền không có gì đáng xấu hổ, chỉ cần không trái lương tâm, không làm điều sai trái, thì động lực đó sẽ giúp em vượt qua tất cả khó khăn trên con đường học thuật.”

Tôi thật sự rất may mắn, gặp được người thầy như thế.

Chuyện đã định, bố mẹ cũng không thể phản đối nữa.

Chỉ là họ yêu cầu tôi chuyển 1.000 tệ trợ cấp hằng tháng về nhà.

“Bố mẹ già rồi, không kiếm nổi bao nhiêu nữa. Anh mày cưới vợ, nhà nợ nần chồng chất.”

“Cứ tưởng mày tốt nghiệp xong sẽ đỡ đần, ai ngờ còn học tiếp. Giờ mày bảo bố mẹ làm sao?”

“Mày cũng nên nghĩ cho bố mẹ một chút, anh mày là con trai một, chẳng lẽ để nó bơ vơ?”

“Bố mẹ biết mày có năng lực, tự lo được cho mình rồi.”

Tùy chỉnh
Danh sách chương