Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và MỞ ỨNG DỤNG SHOPEE để mở khóa toàn bộ chương truyện.

https://s.shopee.vn/2B3nbuvaN8

Lưu ý: Nội dung trên chỉ xuất hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ. Xin chân thành cảm ơn!

Chương 2

“Hầy, có gì to tát đâu.”

Bà ta khoát tay làm bộ rộng lượng:

“Mẹ biết, con cũng vì lo cho Dương Dương, lo cho cái nhà này thôi. Mẹ sao trách con được.”

Tôi và bà ta bày ra một màn mẹ hiền dâu thảo, Giang Minh nhìn thấy thì gật đầu hài lòng, lại nói mấy câu đại loại như “anh bận trăm công nghìn việc, mong em chu toàn hậu phương” rồi đi thẳng vào phòng.

Buồn cười chết mất, người ngoài nhìn vào còn tưởng cả nhà sống nhờ hắn.

Vừa thấy hắn đi khuất, mẹ chồng lập tức theo sau.

Tôi cũng rón rén bám theo.

Vào phòng, hai người họ khóa trái cửa lại.

Tôi nín thở, áp sát tai vào cánh cửa, nghe được đoạn đối thoại bên trong.

Giang Minh trách móc, “Tsk” một tiếng:

“Mẹ cũng vậy đấy, nghe tiếng cô ta về mà không biết dừng tay? Để bị phát hiện rồi thì hỏng bét.”

“Mẹ cũng đâu phải thánh.” Mẹ chồng đáp lại, đầy bất mãn:

“Hồi đó con nhỏ đó mang thai Dương Dương, siêu âm bốn chiều đã cho thấy tim thằng bé có vấn đề, nó vẫn khăng khăng sinh. Phẫu thuật thì tốn biết bao tiền. Mẹ nói thật, lúc đó con nên cho nó uống thuốc luôn cho rồi.”

“Thôi đi, ai mà biết bệnh đó lại chữa được.” Giang Minh mất kiên nhẫn ngắt lời,

“Bây giờ mẹ lo giải quyết cho xong chuyện này đi. Tốt nhất là chờ lần sau Bạch Tình đi công tác rồi ra tay.”

“Mẹ biết rồi. Con cũng tranh thủ đi, để Tiểu Đình có thai càng sớm càng tốt. Bạch Tình thì mẹ không trông mong gì nữa, ai biết lần sau nó lại sinh ra đứa con kiểu gì.”

Giọng nói của bọn họ như từng cây kim đâm xuyên tim tôi.

Rõ ràng bác sĩ bảo bệnh tim của Dương Dương có thể chữa khỏi.

Ba mẹ tôi cũng nói sẽ lo toàn bộ viện phí.

Cả Giang Minh cũng từng đóng vai người chồng sẵn sàng hy sinh vì vợ con.

Vậy mà sau lưng tôi, bọn họ lại nuôi cái tâm địa độc ác đến thế.

Tôi bịt miệng thật chặt, nước mắt nghẹn đắng tuôn xuống không ngừng.

Tại sao chứ?

Tại sao cuối cùng tôi phải ôm di ảnh của con mà sống trong buồn bã cho đến chết, còn bọn họ thì vui vẻ sống sung sướng như chưa từng có chuyện gì?

Dương Dương… con trai của mẹ.

Giờ mẹ đã trọng sinh trở lại… kiếp này, nhất định mẹ sẽ bảo vệ con bằng mọi giá.

4.

Phản ứng đầu tiên của tôi, là muốn đưa Dương Dương về nhà ba mẹ đẻ.

Kiếp trước, sau khi cảm thấy mẹ chồng không ưa Dương Dương, tôi đã đưa thằng bé về ngoại ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ thai sản.

Nhưng chỉ một ngày sau, mẹ chồng đã mò tới tận cửa.

Giữa bao nhiêu người trong khu dân cư, bà ta vừa túm lấy tay mẹ tôi vừa nước mắt nước mũi tèm lem mà khóc lóc:

“Bà thông gia à, lần này tôi lên đây là để trông cháu mà, ai ngờ Tiểu Tình chẳng nói chẳng rằng đã đưa Dương Dương về nhà mẹ đẻ, truyền ra ngoài còn tưởng tôi ngược đãi con bé nữa chứ, tôi biết giấu mặt vào đâu đây…”

“Giờ đừng nói ở quê, ngay cả trong khu cũng có người hỏi tôi: ‘Cháu bà đâu rồi?’. Tôi biết trả lời sao? Không khéo người ta tưởng thằng Giang Minh nhà tôi phải ở rể thì sao!”

Mẹ tôi vốn sĩ diện, lại bị bao nhiêu ánh mắt nhìn vào như thế, cũng không chịu nổi. Bà vội vã gật đầu lấy lòng mẹ chồng:

“Phải phải phải, chuyện này là Tiểu Tình sai, để tôi về khuyên nó.”

Thế là ngay hôm đó, mẹ tôi đưa Dương Dương về lại nhà chồng.

Hôm ấy Giang Minh đi công tác, mẹ chồng trưng bộ mặt khó chịu mà nói với tôi:

“Chuyện đưa thằng bé về ngoại, con đừng có nghĩ nữa. Ở quê mình, ai lại có cái lý đem cháu nội về nhà gái. Sau này cứ đưa nó đi đâu, mẹ sẽ đến tận nơi đón về.”

Hồi đó, tôi thật sự nghĩ bà ta sĩ diện, muốn giữ cháu cho nở mày nở mặt.

Giờ ngẫm lại, bà ta chẳng qua chỉ muốn sớm có cơ hội ra tay giết Dương Dương, để nhường chỗ cho “cháu nội khoẻ mạnh” trong tương lai thôi.

Bây giờ dù tôi có cứng rắn đưa con về ngoại, không nói Giang Minh và mẹ chồng sẽ phản đối, ngay cả mẹ tôi cũng sẽ không chịu nhận.

Tôi âm thầm tính toán trong đầu.

Mẹ chồng tôi là người ham rẻ đến tận xương tuỷ.

Mỗi lần nghe đâu có chương trình tặng trứng gà đo huyết áp, dù xa đến mấy cũng dậy từ sáng sớm mà lặn lội đến nơi.

Nghĩ vậy, tôi lập tức tham gia vào vài group cộng đồng của khu phố, lùng sục xem có chương trình khuyến mãi miễn phí nào không.

Cuối cùng, trong hàng đống quảng cáo, một chương trình của siêu thị làm tôi chú ý: cắt tóc miễn phí + tặng túi đi chợ.

Vị trí siêu thị này khá đặc biệt.

Nếu đi xe buýt thì mất nửa tiếng.

Nhưng nếu lén qua cửa sau khu chung cư, trèo tường, rồi đi bộ thêm 5 phút là tới nơi.

Có điều, vì khu tôi đang thi công và mở rộng, cửa sau đã bị chặn hẳn, dưới chân tường còn mọc đầy rêu xanh trơn trượt.

Nhưng với bản tính keo kiệt của bà ta, chỉ để tiết kiệm hai ngàn tiền xe, chắc chắn bà sẽ chọn leo tường.

Chương trình diễn ra vào ngày mai, mà ngày mai lại đúng lúc trời mưa.

Quả là ông trời cũng giúp tôi.

Chiều đó, khi dắt Dương Dương đi dạo, tôi tiện đường ghé qua siêu thị kia, lấy một tờ áp phích quảng cáo chương trình.

Về đến nhà, tôi gấp tờ giấy lại, nhét ngay vào tay nắm cửa bên ngoài.

Mẹ chồng ngủ trưa dậy thường có thói quen xuống nhặt bìa các-tông dưới bãi rác tầng trệt.

Tôi nghe tiếng bà ta mở cửa phòng, rồi nghe “cạch” một tiếng mở cửa chính – sau đó là im lặng.

Khóe môi tôi khẽ cong lên. Chắc chắn bà ta đang đọc tờ quảng cáo kia rồi.

Tối đến ăn cơm, quả nhiên bà ta mở miệng nói ngày mai muốn ra ngoài.

Giang Minh đang ăn thì cau mày khó chịu:

“Ngày mai mưa đấy, đi đâu mà đi? Ở nhà trông cháu với tôi cho rồi.”

“Mai là cuối tuần, Tiểu Tình có nhà, không cần tôi.”

Bà ta lườm Giang Minh một cái, ánh mắt chẳng thể rõ ràng hơn.

Tôi có ở nhà, bà ta không tiện ra tay. Vậy thì dứt khoát biến ra ngoài để khỏi cản đường.

“Thôi được rồi.” Giang Minh cũng chịu thua.

“Đi đâu thì đi, nhớ cẩn thận.”

Hôm sau vừa tờ mờ sáng, trời còn đang mưa, mẹ chồng đã dậy ra khỏi nhà.

Tôi đứng trên ban công nhìn xuống, thấy bà ta bung dù, lững thững đi về phía cửa sau khu chung cư, trong lòng không ngừng tính toán.

Nếu vừa khéo có người khác cũng đi siêu thị kia, hoặc có ai đó giúp đỡ bà ta trèo tường, thì kế hoạch lần này coi như thất bại.

Tôi ngồi chơi cùng Dương Dương, lòng thầm cầu nguyện.

Một tiếng trôi qua.

Mưa bên ngoài cũng bắt đầu tạnh, mà phía mẹ chồng vẫn không có tin tức gì.

Lòng tôi bắt đầu trĩu nặng.

Nếu thất bại lần này, tôi lại phải nghĩ một kế hoạch khác.

Dương Dương bắt đầu chán khi nằm trong cũi, cứ luôn miệng ê a gọi.

Tôi sốt ruột bế con đi qua đi lại, trong lòng rối như tơ vò.

Thêm một tiếng đồng hồ nữa trôi qua, trong nhà chỉ còn tiếng tích tắc của đồng hồ treo tường.

Ngay lúc tôi bắt đầu tuyệt vọng, chuông điện thoại bỗng vang lên.

Âm thanh ấy như xé toạc sự yên tĩnh của căn phòng, khiến tôi lập tức chồm tới nhấc máy.

Tiếng gào thét của mẹ chồng vang lên từ đầu dây bên kia:

“Tiểu Tình, mau tới cứu mẹ!!!”

Tôi siết chặt lòng bàn tay, sợ mình cười to thành tiếng. Vội giả vờ hốt hoảng hỏi bà ta bị sao, đang ở đâu.

Mẹ chồng bắt đầu mắng chửi om sòm.

Bà ta bảo trên đường về, trèo tường qua lối sau thì trượt chân vì rêu, ngã thẳng xuống đất.

Cuối cuộc gọi, bà ta còn dặn tôi tuyệt đối đừng gọi xe cấp cứu, kẻo phí tiền của con trai bà. Bảo tôi tự đến đưa bà về.

Tôi gật đầu lia lịa.

Cúp máy, tôi lập tức đưa Dương Dương về nhà ngoại, sau đó mới thong thả lên đường đi “giải cứu” mẹ chồng yêu quý.

5.

Mẹ chồng ngồi bệt ở góc tường, cả người ướt sũng, trông thảm hại không thể tả.

Bà vừa kêu “ối dồi ôi” không ngớt, vừa mắng chửi om sòm:

“Cái lũ quản lý chết tiệt này, tường nứt toác ra thế rồi mà cũng không chịu sửa! Đợi có người chết chắc mới cuống lên đi làm!”

Tôi cười lạnh trong lòng.

Vẫn là cái kiểu cũ — hễ xảy ra chuyện là đổ lỗi cho người khác.

Tường rõ ràng có dán thông báo “Cấm trèo”, là bà ta tự chui đi trèo, trách được ai?

Tuy nghĩ vậy, nhưng ngoài mặt tôi vẫn hét toáng lên rồi lao tới, giả vờ cuống quýt nâng cánh tay bà ta dậy, hốt hoảng kêu:

“Mẹ ơi, mẹ làm sao mà ngã thành thế này rồi? Mau đứng dậy, con đưa mẹ đến bệnh viện!”

Mẹ chồng cũng chẳng còn sức đâu mà gào chửi nữa, bà ta đau đến co rúm người trong góc:

“Tiểu Tình à… mẹ nghĩ là mẹ gãy chân rồi… không đứng dậy nổi đâu… đừng kéo tay mẹ, đau chết mất, kéo nữa thì trật khớp luôn bây giờ…”

Tới được bệnh viện thì đã là buổi chiều.

Bác sĩ nhìn kết quả phim mà nhíu mày, nói bà ta bị ngã nặng, cần phải nhập viện điều trị.

Vừa sắp xếp xong giường bệnh, mẹ chồng lại lập tức trở về dáng vẻ ngang ngược cố hữu, ngồi ngay ngắn trên giường chỉ tay vào mặt tôi mà mắng:

“Cái đầu óc cô bị gì thế hả? Mẹ đã nói là mẹ ngã rồi mà còn không chịu lấy xe chở mẹ đi, bắt mẹ lết ra tận bến xe buýt. Cô bị ngu hả? Ngu còn hơn cả heo! Nếu không vì cô, có khi mẹ chẳng phải nhập viện đâu!”

Tôi đứng bên cạnh, cúi đầu xoắn ngón tay, ra vẻ đầy áy náy:

“Mẹ… con có gọi xe rồi, nhưng trời mưa quá, mãi không bắt được…”

“Không bắt được thì biết nghĩ cách khác chứ!”

Bà ta nghiến răng nghiến lợi:

“Mẹ khập khiễng mà đi hết nửa tiếng đồng hồ, xương như muốn gãy đôi, suýt nữa thì phải bò về luôn rồi đó!”

“Thôi được rồi chị gái.”

Một người nằm giường bên cạnh nhìn không nổi nữa, lên tiếng:

“Con dâu chị lo cho chị như vậy mà còn bị chị mắng, ngay cả con gái ruột cũng chưa chắc đã làm được tới mức đó.”

“Liên quan gì đến cô?”

Mẹ chồng vừa định bật lại, thì Giang Minh vội vã chạy vào.

“Mẹ, mẹ bị sao thế? Giờ thế nào rồi?”

“Gãy chân, phải nhập viện.”

Tôi đáp, nước mắt lập tức rưng rưng:

“Đều là lỗi của con, con không lo cho mẹ chu đáo… nếu biết mẹ ngã nặng như vậy, con đã sang nhà đối diện mượn xe rồi…”

“Mượn xe nhà hàng xóm? Em không thấy mất mặt à?”

Mẹ chồng lại đập tay xuống đùi mà chửi:

“Không biết lái xe của ba mày sao? Não heo không biết suy nghĩ hả?”

Trước khi cưới, ba tôi có mua cho tôi một chiếc xe.

Sau khi cưới, Giang Minh dùng xe đó suốt.

Dạo gần đây, em trai hắn – Giang Kiệt – tới tuổi lấy vợ, mẹ chồng cứ ba ngày lại lôi chuyện lấy xe nhà tôi cho Giang Kiệt dùng ra lải nhải.

Đúng là tính toán giỏi thật. Đến mức này rồi mà vẫn còn nhắm vào của hồi môn của tôi.

“Được rồi mẹ, Tiểu Tình cũng đã vất vả rồi, mẹ đừng nói nữa.”

Giang Minh can gián vài câu, rồi thuê hộ lý chăm sóc cho bà ta.

Sau khi thu xếp ổn thỏa, hắn đang định rời đi thì mẹ chồng bỗng nhiên hét to:

“Anh định đi đâu hả!”

Tùy chỉnh
Danh sách chương