Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và MỞ ỨNG DỤNG SHOPEE để mở khóa toàn bộ chương truyện.

https://s.shopee.vn/9ADpYREO9p

Lưu ý: Nội dung trên chỉ xuất hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ. Xin chân thành cảm ơn!

Chương 1

Vừa bước ra khỏi phòng thi đại học, mẹ tôi đã lập tức gửi ba điều “gia quy” vào group gia đình:

“1. Học phí và sinh hoạt phí đại học, tự kiếm.”

 “2. Từ hôm nay, ở nhà phải trả tiền thuê nhà và điện nước.”

 “3. Mỗi tháng nộp 1000 tệ sinh hoạt phí.”

Còn chưa kịp trả lời, shipper đã giao đến… vali hành lý của tôi.

Mẹ tôi gọi điện thông báo ngắn gọn:

 “Con đã 18 tuổi rồi. Mẹ không còn nghĩa vụ nuôi con nữa.”

 “Tự giác đi kiếm việc mà làm.”

Nói xong thì dập máy, rồi chặn số tôi luôn.

Một năm sau, Ba tôi tìm đến tôi, câu đầu tiên là:

 “Triệu Vũ, mẹ mày có phải đã đưa sổ đỏ nhà cho mày rồi không?”

Tôi nhìn chằm chằm vào chiếc ngăn bí mật dưới đáy vali, nơi đang giấu một tập hồ sơ.

 Rồi vô tội ngẩng đầu lên, bình thản đáp:

“Tôi và mẹ đã đoạn tuyệt quan hệ từ lâu. Tôi nghe không hiểu ông đang nói gì.”

1

Vừa thi xong đại học, mẹ tôi đã không chờ thêm được nữa mà vội vàng đăng ba điều “gia quy” vào group gia đình:

“1. Học phí đại học và sinh hoạt phí tự lo.”

 “2. Từ hôm nay, ở nhà phải trả tiền thuê và điện nước.”

 “3. Mỗi tháng nộp 1000 tệ sinh hoạt phí.”

Mỗi điều, đều như đang đẩy tôi ra khỏi nhà, từng bước ép tôi rời khỏi nơi gọi là “tổ ấm”.

Tôi đứng giữa cổng trường đông nghẹt người, mà toàn thân lạnh toát.

Kỳ thi quyết định vận mệnh – kỳ thi đại học – vừa mới kết thúc.

Vậy mà mẹ tôi đã không thể chờ nổi mà muốn đuổi tôi đi.

Vừa thấy ba dòng “gia quy”, những anh chị họ vừa bàn tán rôm rả về chuyến du lịch sau kỳ thi lập tức câm nín.

Tay run run, tôi đánh thử một dòng chữ:

 “Mẹ ơi, mẹ đang đùa đúng không?”

Mẹ tôi lập tức trả lời trong nhóm:

“Trong nhà không nuôi kẻ vô tích sự.”

 “Nếu Triệu Vũ không làm theo, thì cút khỏi nhà mà tự lập.”

 “Pháp luật chỉ bắt tao nuôi mày đến 18 tuổi, giờ mày đã trưởng thành, tao không còn nghĩa vụ nữa.”

Mẹ tôi, từ nhỏ đã mạnh mẽ, nhưng kiểu mạnh mẽ ấy rất khó ưa.

Trong số các con của ông bà ngoại, bà là người bị ghét nhất, từ nhỏ đã chịu nhiều thiệt thòi.

 Nhưng lớn rồi, bà vẫn không học được cách xử lý các mối quan hệ thân mật.

Gia đình tôi như chiếc bom nổ chậm, không khí lúc nào cũng căng như dây đàn, chỉ cần một tia lửa nhỏ là bùng nổ.

Tôi lại di truyền tính cách bà, nên thường xuyên cãi nhau.

Bà từng nói vô số lần: “Tao chỉ nuôi mày đến 18 tuổi, sau đó thì một xu cũng không cho.”

Tôi chưa từng tin. Tôi tưởng bà chỉ hù dọa.

Không ngờ, bà làm thật.

Cả nhóm gia đình ồn ào lên.

Dù gì thì nhà ai mà chẳng có con đi thi đại học, anh chị họ tôi đều là con cưng trong nhà.

Việc mẹ tôi làm chẳng khác nào tát thẳng vào mặt các bậc phụ huynh thương con cháu trong nhóm.

Cậu cả: “Nó chưa từng ra khỏi nhà một mình, lỡ bị lừa thì sao?”

 Cậu hai: “Chị làm thế này không sợ sau này nó hận chị sao?”

 Dì cả: “Chị thiếu tiền đến mức đó à? Cả đời có mỗi đứa con, nó không sống tử tế thì chị vui à?”

 …

Ngay cả mấy người anh chị họ khi nãy còn im lặng cũng lên tiếng can ngăn:

“Dì ba ơi, Vũ Vũ mới tốt nghiệp cũng cần thời gian giao lưu bạn bè mà.”

 “Phải đó, muốn đi làm thì đợi lên đại học rồi tính.”

 “Một cô bé mới lớn, lỡ bị bắt nạt hay bị lừa thì biết làm sao?”

Mọi người đều nói việc bắt tôi đi làm ngay lúc này là quá đáng, quá phi lý.

Anh họ thậm chí còn gửi vài tin tức về mấy sinh viên đi làm hè rồi mất tích vào nhóm.

Thế nhưng thái độ mẹ tôi vẫn rất cứng rắn:

“Con gái tôi tôi dạy, không đến lượt các người xen vào.”

 “Nó 18 tuổi rồi, tôi 18 tuổi là đã đi làm mấy năm rồi đấy.”

 “Hoa trong nhà kính không chịu nổi gió mưa. Tôi đang dạy nó cách sống độc lập.”

Thấy mẹ tôi cứng đầu, cậu cả nổi nóng:

“Chỉ một năm nữa thôi mà chị cũng không nhịn được à?”

Mẹ tôi ngừng một lúc lâu, rồi gõ ra từng chữ lạnh lẽo:

“Chỉ một năm thôi, nên tôi càng phải đuổi nó đi bây giờ. Tốt nhất là đừng bao giờ quay về.”

Không ai nói gì thêm.

Dù sao cũng không phải chuyện trong nhà mình, họ cũng không tiện xen vào nữa.

Tôi nhìn chằm chằm vào chiếc vali trong tay, gửi tin nhắn riêng cho mẹ:

“Mẹ, vali này là sao vậy?”

Mẹ tôi lập tức trả lời:

“Gia quy là để gạt đám người trong nhóm. Còn mày thì tự giác đi làm đi, đừng có lởn vởn ở nhà.”

 “Phòng của mày tao dọn rồi, làm phòng đọc sách.”

 “Từ giờ chúng ta cắt đứt quan hệ mẹ con.”

Mẹ tôi vẫn luôn càm ràm muốn có một phòng đọc sách.

Nhưng ba tôi thì nói bà bị “bệnh thanh tao”, giả vờ văn nghệ. Hai người vì chuyện đó mà cãi nhau liên miên.

Mẹ tôi nói căn nhà này là của hồi môn, bà muốn sắp xếp sao là quyền của bà.

 Ba tôi thì bảo nhà phải có phòng khách, để người thân từ quê lên còn có chỗ ở.

Cãi nhau quá gay gắt, ba tôi chỉ vào tôi và nói:

“Con bé sớm muộn cũng đi lấy chồng, đến lúc đó thì lấy phòng của nó làm phòng đọc sách. Còn phòng khách thì phải giữ lại.”

Phòng của tôi, nhiều nhất là được giữ đến lúc tôi… xuất giá.

Tôi đọc từng dòng mẹ tôi nhắn, trong đầu hiện lên hình ảnh bà vui vẻ dọn phòng, đặt vào đó đủ loại đồ decor yêu thích và cây cảnh xanh mướt.

Giống như đã chịu đựng quá đủ, chỉ đợi kỳ thi kết thúc là lập tức tống khứ tôi đi.

Thậm chí còn “chu đáo” đến mức thu dọn hành lý giúp tôi sẵn sàng.

Còn chủ động cắt đứt quan hệ, dặn tôi đừng bao giờ quay về.

2

Tôi liếc nhìn túi bút trên tay.

Giấy tờ tùy thân đều đầy đủ, còn có mấy trăm tệ mẹ tôi nhét vào buổi sáng trước khi ra khỏi nhà, gọi là “tiền dinh dưỡng”.

Vali thì nhét đủ thứ lộn xộn, toàn quần áo vo viên, chắc mẹ tôi cũng vội tống tôi ra khỏi nhà nên chẳng buồn gấp cho ngay ngắn.

Tôi liếc sơ qua, đóng nắp lại, kéo vali đi thẳng về phía bến xe.

Đã không hoan nghênh tôi trở về, thì tôi cũng chẳng cần quay đầu!

Tôi mua chuyến tàu gần nhất, bắt đầu cuộc đời làm thuê của mình.

Trước đây, chuyến đi xa nhất của tôi chỉ là từ nhà đến trung tâm thành phố để dạo phố.

Lần này, chỉ với một cơn bốc đồng và chút gan lì, tôi mua hẳn vé tàu xuôi về phía nam.

Tổng hành trình hơn 2000 cây số, tàu thường mất khoảng 15–20 tiếng, giá vé chỉ hơn 100 tệ.

 Nếu đi tàu nhanh thì mất 9 tiếng, giá vé hơn 600 tệ.

Cân nhắc tới lui, cuối cùng tôi chọn mua vé tàu – ghế cứng.

Tôi kéo theo vali, suốt cả chặng đường không dám chợp mắt.

 Chỉ cần có ai đi ngang qua, là tim tôi lại thót lên vì cảnh giác.

Trong toa toàn là học sinh đi du lịch, ríu ra ríu rít nói chuyện khiến đầu tôi đau như búa bổ.

Đến tận lúc tàu dừng, đầu tôi vẫn còn ong ong vang vọng.

Suốt quãng đường ấy, Ba mẹ tôi, không ai nhắn cho tôi một tin nào.

3

Mùa hè có rất nhiều xưởng tuyển lao động thời vụ.

 Tôi chọn đại một nơi có đãi ngộ tạm được, rồi điền đơn đăng ký.

Sau khi có kết quả kỳ thi đại học, tôi xin nghỉ một ngày đến quán net.

 Tại đó, tôi đăng ký nguyện vọng và đổi địa chỉ nhận giấy báo trúng tuyển.

Làm xong mọi việc, tôi tiện tay đăng nhập vào tài khoản QQ đã lâu không dùng.

 Vừa vào, tin nhắn hiện lên sáng loá cả màn hình.

Tôi thi không tệ: đứng top 10 lớp, top 100 toàn khối, chọn một trường đại học ở phương Nam.

Cô chủ nhiệm gửi cho tôi hàng loạt tin nhắn, hỏi khi nào tôi quay lại trường để tham dự lễ tốt nghiệp.

 Cán bộ lớp cũng nhắn rất nhiều, đều hỏi chuyện buổi lễ ấy.

Lúc này tôi mới sực nhớ, tôi đã đổi số điện thoại, họ không liên lạc được với tôi, đành để lại lời nhắn trên QQ.

Nhưng…tôi liếc nhìn đồng hồ, buổi lễ đã qua từ lâu rồi.

Trong nhóm lớp, các bạn đăng đầy ảnh và video buổi lễ.

 Ai nấy đều cười tươi rạng rỡ, cả khung hình tràn đầy tuổi thanh xuân sôi nổi.

Tôi cúi đầu nhìn bộ đồng phục công nhân nhăn nhúm trên người, không biểu cảm tắt hết tin nhắn nhóm.

Tuổi trẻ của tôi, có vẻ như… đã kết thúc sớm hơn người khác.

Giữa mớ tin nhắn chen chúc, tôi thấy một nick QQ lạ hiện lên:

“Vũ Vũ, ba đây, con ổn không?”

 “Con đang ở đâu? Sao lại đổi số điện thoại?”

 “Mẹ con bệnh rồi, con không về chăm à?”

Thật đấy… hai người này có thể bớt diễn không?

Mẹ đuổi tôi khỏi nhà, chẳng lẽ ba lại không biết?

Tùy chỉnh
Danh sách chương