Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và MỞ ỨNG DỤNG SHOPEE để mở khóa toàn bộ chương truyện.
https://s.shopee.vn/AKP2gKZZAY
Lưu ý: Nội dung trên chỉ xuất hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ. Xin chân thành cảm ơn!
1
Mẹ chồng chỉ đích danh muốn ăn thịt ba chỉ kho mắm ruốc, bảo tôi chuẩn bị cho tử tế.
Tôi vừa chuẩn bị đem lên hấp thì phát hiện bát dưa muối đã băm kỹ không cánh mà bay.
Một bát đầy, là tôi vừa chịu cơn đau do viêm bao gân, vừa tỉ mỉ băm nhỏ, chỉ sợ bà cụ ăn không vừa miệng rồi lại làm ầm nhà lên như lần trước.
Mẹ chồng tôi từng bị ngã, tỉnh lại thì trí lực như đứa trẻ sáu tuổi, tính tình khó chiều. Thuê bao nhiêu người chăm cũng bị bà mắng cho bỏ chạy, nên việc chăm sóc bà đương nhiên rơi vào tôi.
Bà muốn ăn món gì là tôi đi mua về làm liền.
Giờ phút này, bà đang ngồi bên bàn ăn, gõ chén đếm ngược thời gian.
Còn bát dưa muối thì biến mất.
Chậm một phút lên món là cả nhà tối nay không yên ổn.
Đang lúc tôi cúi đầu tìm loạn cả lên thì chồng tôi, Ứng Quang, xách một cái bát trống từ ngoài về.
Trong bát vẫn còn dính hai cọng dưa muối.
Đầu tôi như nổ tung, hỏi anh ta:
“Anh lấy dưa muối của em à?”
Anh ta thản nhiên: “Tiểu Điềm thèm bánh bao dưa muối, anh thấy bên mình có nên mang qua cho họ luôn.”
Một câu “cho họ dùng rồi” nhẹ nhàng!
Dù kiếp này nghe lại câu ấy, tôi vẫn không nhịn được lớn tiếng chất vấn:
“Anh có biết mẹ anh chỉ ăn được dưa muối nhà này không, ăn không được là nổi điên la hét? Em phải lái xe cả tiếng đồng hồ để mua đấy, vậy mà anh chẳng hỏi lấy một câu, cứ thế đem cho người ta?”
Ứng Quang cau mày, mặt đầy khó chịu:
“Em bị sao thế? Biết khó mua thì lần sau mua nhiều chút! Chu Nhã một mình nuôi con không dễ, anh là bạn thân chồng cô ấy khi còn sống, chẳng lẽ lại không giúp gì? Em thử hỏi lương tâm mình đi, so đo mấy chuyện vặt vãnh với một quả phụ, em thấy hợp lý không?”
Lại là những lời này.
Từ sau khi chồng Chu Nhã ch* trong một lần chữa cháy, cô ta gần như len lỏi vào cuộc sống tôi như hơi thở.
Ứng Quang ba câu thì hai câu nhắc tới cô ta, suốt ngày kêu cô ta vất vả, bắt tôi cùng giúp đỡ.
Ban đầu tôi còn hợp tác, có món ngon thì mang qua chia sẻ.
Dần dần, tôi phát hiện có gì đó không ổn…
Quà tặng cơ quan phát cho chồng, đều bị anh ta âm thầm mang qua nhà Chu Nhã.
Chồng tôi nghỉ tám ngày trong tháng thì hết bảy ngày qua sửa ống nước, bóng đèn cho nhà người ta.
Anh ta vốn không xài nước hoa, tự dưng lại dùng loại giống hệt Chu Nhã.
Từ lúc ấy, anh ta không cho tôi giữ lương nữa, mỗi tháng chỉ đưa bốn ngàn tiêu vặt.
Những chuyện như thế nhiều không kể xiết.
Lần khiến tôi đau lòng nhất là khi anh ta vắng mặt trong buổi họp phụ huynh của con gái.
Con bé đứng giữa đám đông bối rối tìm kiếm, bị bạn học hỏi sao không có cha, còn anh ta thì dắt con gái Chu Nhã xuất hiện, đóng vai “bố người ta”.
Sau đó qua loa với tôi:
“Anh chỉ diễn kịch cho tốt bụng thôi, vợ thật là em mà, coi như làm việc thiện tích đức đi. Con gái cũng hiểu cho anh, sao em thì không?”
Kiếp trước, tôi bị anh ta trói buộc bằng đạo đức, dụ dỗ bằng lời ngon ngọt, cam chịu nhẫn nhục mấy chục năm.
Anh ta giấu tôi đăng ký các lớp đào tạo biểu diễn cho mẹ con Chu Nhã, đưa họ vào giới giải trí, khiến họ nổi như cồn.
Còn tôi thì quanh quẩn trong bếp, chắt chiu từng đồng, biến mình thành một bà nội trợ già nua.
Cuối cùng bệnh tật, không ai đoái hoài.
Con gái chê tôi không có tiền nuôi dạy, cũng sớm lấy chồng bỏ tôi mà đi.
Nghĩ đến đây, tôi kiên quyết nói:
“Đã vậy thì chúng ta ly hôn đi. Sau này anh muốn chăm ai, tôi sẽ không xen vào nữa.”
2
Anh ta sững lại một giây, bật cười thành tiếng:
“Đừng đùa nữa, em chỉ vì một bát dưa muối mà đòi ly hôn à? Nói ra người ta cười cho đấy.”
Tôi tháo tạp dề:
“Đúng, chính vì chuyện đó.”
Nụ cười của anh ta dần cứng lại trong ánh mắt nghiêm túc của tôi, rồi quay mặt đi:
“Khó khăn lắm anh mới được nghỉ mấy hôm, em lại làm căng? Chuyện bé như móng tay vậy, có đáng không?”
Anh ta không đợi tôi nói gì, cầm bịch muối tôi mới mua về ném cho tôi:
“Bên kia hết muối rồi, anh mang qua cho họ trước. Em xuống tầng mua lại một gói khác đi, biết điều chút, đừng giống mấy bà oán phụ suốt ngày than phiền.”
Anh ta chẳng buồn nhìn tôi, chỉ để lại cái bóng lưng lạnh lùng rồi rời đi.
Con gái chạy theo, níu chân anh ta đòi chơi cùng.
Anh bế con bé đi thẳng.
“Ngoan, mẹ con keo kiệt quá đúng không?”
Con bé gật đầu theo: “Ừ, mẹ keo kiệt lắm, suốt ngày không cho ăn kẹo, con vẫn thích đến chỗ dì Chu hơn.”
Tim tôi như bị kim châm chi chít, đau nhức từng cơn.
Tôi cũng chẳng buồn làm món thịt kho nữa.
Kiếp trước tôi ngu, thấy hết nguyên liệu thì chạy đi mua bổ sung, tự làm khổ đến mệt lả, cuối cùng chẳng nhận được câu cảm ơn nào, chồng thì đang xoa chân cho người phụ nữ khác.
Con gái không biết học ai, về nhà soi mói tôi rồi chê tôi là “bà già xấu xí”.
Cuộc sống như thế, tôi không muốn sống lại lần nữa.
Kiếp này, tôi chỉ sống vì mình.
Tôi đang định nấu một bát mì trứng bù đắp cho bản thân thì đột nhiên bị mẹ chồng nắm tóc giật mạnh, đau đến bật khóc.
Bà kéo tóc tôi không buông, khóc lóc đòi ăn thịt kho.
Bà khỏe lắm, ấn mạnh đầu tôi xuống bàn, đập liên tục:
“Tô Tố Thu, tao muốn ăn thịt kho! Bây giờ tao muốn ăn ngay!”
Vừa hét được mấy câu, bà ta đột nhiên trợn mắt ngã vật xuống đất.
Tôi bất chấp đau đớn, vội chạy xuống tìm Ứng Quang.
“Ứng Quang! Mẹ anh ngất rồi, mau đưa bà đi viện!”
Tiếng anh ta vọng ra từ sau cánh cửa:
“Đủ rồi Tố Thu, chỉ vì bát dưa muối mà em làm loạn vậy sao? Cùng lắm mai anh mua vài cân về cho em!”
Tôi gấp đến phát điên, đập cửa rầm rầm:
“Mẹ anh sắp ch* rồi! Vậy mà anh còn có tâm trạng gói bánh bao với người ta!”
Anh ta lại thở dài bất đắc dĩ:
“Vì dụ anh qua đó, em bịa đủ thứ thật đấy. Lúc anh ra khỏi nhà mẹ còn khỏe mạnh lắm, sao tự dưng lại ngất? Rõ ràng là em ghen bóng ghen gió tìm cớ thôi!”
Trái tim tôi dần nguội lạnh.
Không cãi, không khóc nữa, lặng lẽ quay về nhà, gọi 120.
Trong hai mươi mấy phút chờ đợi, tôi nghĩ rất nhiều.
Cuối cùng, tất cả hóa thành một tiếng thở dài tan biến trong không khí.
3
May mà cấp cứu kịp thời, bà cụ không sao, lúc này đang ngủ say trên giường bệnh.
Sau lưng có tiếng bước chân vội vã, tôi không quay lại cũng biết là Ứng Quang.
Anh ta lo lắng kiểm tra mẹ một lượt, thấy ổn rồi mới thở phào nhẹ nhõm.
Quay sang đối mặt tôi, anh ta liếm môi một cách chột dạ, nói:
“Xin lỗi, anh tưởng em nói đùa giận. Nếu biết nghiêm trọng vậy thì anh đã đưa mẹ đi ngay rồi.
Thật ra, cãi nhau với em anh cũng không vui, ở chỗ Chu Nhã mà lòng dạ bứt rứt, cả giọt nước cũng không nuốt nổi.”
Tôi cười lạnh, quay đi chỗ khác:
“Lau sạch vết dầu bên mép anh rồi hãy nói tiếp.”
Đồng tử anh ta co rút, mặt cứng đờ, cúi đầu lau vết dầu bánh bao.
Hai tay luống cuống giơ ra, định ôm tôi:
“May nhờ có em lần này, vất vả cho em rồi.”
Tôi né người khỏi vòng tay anh ta.
Ngay lúc này, từng hơi thở của anh ta khiến tôi ghê tởm đến buồn nôn.
Ghê theo đúng nghĩa sinh lý, đến mức tôi muốn nôn ra.
Anh ta như không ngờ tôi từ chối, mặt trắng bệch.
“Tố Thu, chúng ta là vợ chồng, có gì không thể nói rõ với nhau? Đừng đối xử với anh bằng gương mặt lạnh như vậy, anh không chịu nổi.”
Tôi kiềm chế lửa giận trong lòng, nói:
“Ly hôn đi.”
“Không đời nào!”
Anh ta lập tức gằn giọng, nắm vai tôi:
“Anh biết em để tâm đến Chu Nhã, nhưng xin em tin anh, anh với cô ấy trong sáng, chưa bao giờ vượt quá giới hạn. Từ giờ đừng nhắc tới chữ ly hôn nữa!”
Nói rồi, anh ta cố tỏ ra dịu dàng, hôn nhẹ lên giữa trán tôi.
Một cảm giác ghê tởm trào dâng, tôi lao vào phòng tắm, ra sức chà xát chỗ đó.
Chà đến đỏ rát mới ngừng.
Nhìn mình trong gương, tôi ngẩn người.
Trước kia, tôi từng thích nhất là được anh hôn vào trán.
Nó còn ngọt ngào hơn cả nụ hôn môi, làm tim tôi rung động.
Nhưng bây giờ, tôi chỉ thấy kinh tởm.
4.
Trên đường về nhà, Ứng Quang cố gắng bắt chuyện với tôi:
“Cuối tuần này thương hội tổ chức đi du lịch, có cả hoạt động dành cho các cặp vợ chồng. Em cũng lâu rồi không ra ngoài, anh đưa em đi nhé, được không?”
Tôi chỉ lặng lẽ vẽ vòng trên kính xe, không đáp.
Sau đó, là một tiếng thở dài kéo dài của anh ta.
“Em đừng giận nữa mà… Anh sợ nhất là thấy em giận. Em nói đi, phải làm gì em mới nguôi giận đây?”
Suốt đoạn đường, tôi không nói một lời.
Giữa tôi và anh ta, như có một người khác lặng lẽ song hành.
Ra khỏi thang máy, tôi bất ngờ thấy Chu Nhã đang co ro ngồi trước cửa nhà tôi.
Cô ta ướt sũng từ đầu đến chân, rõ ràng vừa đi dưới mưa về.
Trên tay cầm chặt một túi dưa muối, quay đầu lại là ánh mắt ướt át, long lanh đến đáng thương, nhìn tôi không nói một lời.
Ứng Quang gần như lao tới ngay lập tức:
“Tiểu Nhã! Sao em lại thành ra thế này?”
Chu Nhã mím môi, rồi đưa túi dưa muối cho tôi:
“Xin lỗi chị Tố Thu… Tất cả là lỗi của em, do em không hiểu chuyện, lấy dưa muối của chị nên mới gây ra chuyện như vậy. Đây là dưa muối em tự đi mua lại, chính là ở tiệm mà bác gái thích.”
Ứng Quang ôm đầu, nhíu mày:
“Trời ạ, ai bảo em tự ý đi mua? Chỗ đó xa lắm, khuya thế này em ra ngoài một mình nguy hiểm lắm biết không? Cũng chỉ là mấy cọng dưa muối thôi mà, có đáng để làm lớn chuyện vậy không?”
Anh ta sốt sắng đến mức chẳng còn biết trời đất.
Mãi đến khi nhận ra ánh nhìn của tôi, mới hơi thu lại dáng vẻ vội vàng, lùi ra xa Chu Nhã hai bước.
“Được rồi, em mau về nhà tắm nước nóng đi. Chút nữa anh bảo Tố Thu nấu canh gừng mang xuống cho em.”
Chu Nhã lắc đầu, bước tới gần tôi bằng mấy bước chân nhỏ nhẹ:
“Chị Tố Thu… chị không nhận… là không định tha thứ cho em sao?”
Cô ta khẽ khụt khịt, nước mắt như sắp trào ra bất cứ lúc nào.
Tôi khẽ chặc lưỡi, rồi bật cười:
“Sao lại không? Chỉ là—chị thấy em mua nguyên liệu rồi, vậy phiền em nấu luôn mang lên cho mẹ chồng chị ăn nhé.”
Cô ta cúi đầu lí nhí:
“Như thế… sao được ạ? Chuyện này mà truyền ra ngoài, người ta sẽ dị nghị mất.”
“Tâm không có mèo, thì sợ gì lời dị nghị.”
“Đủ rồi!” – Ứng Quang cau mày nhìn tôi với vẻ khó chịu.
“Nếu em đã không muốn nấu thì thôi, đừng ở đó mà móc méo nói những lời khó nghe!”
Nói rồi, anh ta nắm tay Chu Nhã kéo xuống lầu.
Nhìn thấy hai bàn tay đang đan chặt vào nhau ấy, tôi không còn cảm thấy nhói lòng như kiếp trước.
Trái lại… tôi thấy nhẹ nhõm, như trút được gánh nặng.
Mãi đến sau này tôi mới hiểu—
Thì ra, tôi đã… chán đến tận cùng rồi.