Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và MỞ ỨNG DỤNG SHOPEE để mở khóa toàn bộ chương truyện.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ xuất hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ. Xin chân thành cảm ơn!
1
Nói xong câu đó, tôi quay người bỏ đi.
Đúng là được voi đòi tiên!
Tôi bận tối mắt tối mũi, hy sinh cả kỳ nghỉ phép để về quê lo liệu đám cưới cho bọn họ, cuối cùng lại bị giở cái trò này.
Muốn cưới thì cưới, không thì thôi, bà đây không rảnh hầu hạ!
Ai dè vừa bước được mấy bước, con nhỏ đó hét toáng lên sau lưng:
“Trương Nhã, hôm nay mà chị dám bước ra khỏi cổng Cục Dân chính, tôi lập tức phá thai, gi//ết luôn mầm sống của nhà họ Trương các người!”
Nghe xong câu đó, tôi bật cười vì tức, quay người lại nhìn cô ta:
“Cô muốn phá thì phá, bụng cô có một cục thịt mà tưởng mình là Thái hậu? Ai cho cô cái quyền đó?”
Rõ ràng thỏa thuận ban đầu là nếu muốn lấy nhà thì chỉ có thể lấy sính lễ 26 vạn 6, vàng bạc, xe cộ vẫn đủ, còn nhà thì gia đình chỉ phụ 45 vạn tiền cọc, khoản vay ngân hàng sau này hai vợ chồng phải tự trả.
Nhưng gia đình Tiểu Mẫn không chịu, họ nói nhà quê lên thành phố ở làm gì, thà lấy 50 vạn sính lễ để dành gả cưới cho đứa em trai gần 30 tuổi chưa vợ của cô ta. Chúng tôi thừa biết một đồng cô ta cũng chẳng mang về nhà chồng.
Ban đầu, tôi vốn không đồng ý hôn sự này không phải vì nhà họ nghèo mà bởi vì cái kiểu ham ăn ham hố, đòi hỏi vô lý của Tiểu Mẫn. Nhà cô ta lại nát bét, chẳng có điểm nào khiến người ta vừa mắt.
Nhưng em trai cứ khăng khăng đòi cưới, tôi làm chị cũng khó nói thêm lời.
Sính lễ, vàng bạc, xe cộ, tiệc cưới… gộp lại gần 80 vạn, tất cả đều là tiền tôi bỏ ra.
Bố mẹ tôi là nông dân, cả đời cực khổ làm lụng, tiền kiếm được chỉ đủ xây căn nhà hai tầng hết gần 40 vạn.
Là con, tôi thương bố mẹ, khi họ xin tôi góp phần lo đám cưới cho em, nhìn gương mặt họ già nua khắc khổ, tôi mềm lòng gật đầu.
Ai ngờ vì cái mềm lòng ấy mà tôi đốt luôn gần nửa số tiền tiết kiệm.
Vốn trong lòng đã ngập ức chế, giờ Tiểu Mẫn lại bày ra trò này, khiến tôi hoàn toàn ngán tận cổ.
Một đứa tay trắng, chẳng có lấy nổi chút hồi môn, cùng lắm nhà ngoại cho hơn chục cái chăn làm của hồi môn, vậy mà còn mặt dày đòi hỏi.
Tôi đúng là quá dễ mềm lòng.
Hèn chi hôm nay hai đứa nó cứ sống ch lôi tôi đi đăng ký kết hôn cùng—thì ra là chờ tôi mắc bẫy!
Không muốn đôi co nữa, tôi mở cửa xe, chuẩn bị rời đi.
2
Tiểu Mẫn thấy vậy liền bật dậy khỏi ghế, chỉ tay vào mặt tôi:
“Tôi nói cho chị biết, tôi không đùa đâu. Nếu chị không sang tên nhà, tôi sẽ đi phá thai ngay lập tức.”
Em trai tôi cũng chạy tới, níu chặt lấy tay tôi, gương mặt đầy cầu xin:
“Chị… chị xem nể mặt em, đồng ý với Tiểu Mẫn có được không? Trong bụng cô ấy còn có cháu chị mà!”
Tôi hít sâu một hơi, tự nhủ không được để bản thân bị kéo xuống ngang hàng với đám ngu ngốc này. Quay sang Trương Khải, tôi lạnh lùng nói:
“Em cũng nói rồi, đó là cháu chị, không phải con chị. Mẹ ruột nó còn chẳng quan tâm, đến bố nó cũng chẳng bảo vệ nổi mạng sống của con mình, chị đây chỉ là cô nó thì quản nổi gì?”
Em tôi quýnh lên, càng níu chặt tay tôi hơn:
“Chị sao lại không quản được? Chị chỉ cần đồng ý sang tên căn nhà, cháu chị sẽ an toàn mà!”
Tôi hất tay nó ra, giọng lạnh như băng:
“Mẹ nó không đi phá thai thì đứa bé vẫn sống.
Đừng mang cái thứ đạo đức giả ra ép chị, chị không ăn nổi cái trò đó đâu!”
“Trương Nhã, chị đúng là nhẫn tâm!” Trên mặt em trai không còn vẻ cầu xin nữa, thay vào đó là sự giận dữ:
“Quả nhiên Tiểu Mẫn nói đúng, bản thân chị ế chỏng ế chơ, nên cũng không muốn nhìn người khác thành gia lập thất!”
“Chị để dành nhiều tiền như vậy để làm gì? Một bà già gần 30 chưa chồng như chị, sau này chẳng phải cũng để con em nuôi dưỡng sao? Bây giờ bỏ ra chút xíu thì đã sao?”
Tôi đang lái xe định đi, nghe xong câu này liền đạp thắng, máy xe tắt ngúm.
Tôi nhìn chằm chằm Trương Khải, cười lạnh:
“Em nghĩ như vậy thật sao? Nếu chị không muốn em cưới vợ, chị việc gì phải đổ tiền, đổ sức lo lắng đủ điều cho em?”
“Còn nữa, bao giờ chị nói cần con em nuôi chị về già?”
“Chẳng lẽ không đúng sao?” Tiểu Mẫn từ bên trong đi ra, nhìn tôi cười khẩy:
“Cả đời tôi chưa từng thấy người phụ nữ nào gần 30 mà vẫn chưa lấy chồng. Chị bận rộn vì đám cưới của chúng tôi còn hơn cả cô dâu như tôi—không phải chị muốn nịnh nọt tôi, để sau này con tôi nuôi chị sao?”
Tôi thật sự cạn lời, chỉ biết đảo mắt.
Tôi làm tất cả vì cha mẹ, trong mắt cô ta lại thành “nịnh nọt để con cô ta nuôi”—thật là logic méo mó đến buồn cười.
Tôi không muốn phí thời gian với hai kẻ ngu xuẩn này nữa.
“Thứ nhất, chị đủ sức tự lo cho mình, chẳng cần nhờ đến con cô. Chị sợ già mà ch không kịp à?
Thứ hai, chị bỏ công sức không phải vì cô.”
Tôi hất cằm về phía Trương Khải:
“Cũng không phải vì cái thằng ngu này!”
“Chị làm tất cả là vì bố mẹ, nhưng giờ thì hết rồi. Số tiền chị bỏ ra không phải để cưới cô về làm bà hoàng hành chị.”
“Cái đám cưới này, hai người muốn cưới thì cưới, không cưới thì thôi, bà đây không hầu nữa!”
Nói xong, tôi quay đầu xe, lái thẳng đi.
3.
Thấy tôi thực sự lái xe rời đi, Tiểu Mẫn tức đến mức đứng tại chỗ dậm chân liên tục, gương mặt vặn vẹo vì giận.
Nhân viên Cục Dân chính bước ra, nhìn hai người bọn họ rồi lên tiếng nhắc nhở:
“Chào hai anh chị, mình còn làm thủ tục kết hôn nữa không? Phía sau vẫn còn người đang chờ.”
Trương Khải vội vàng gật đầu:
“Làm! Làm chứ!”
Nhưng Tiểu Mẫn thì không.
Cô ta nhìn theo hướng tôi rời đi, tức đến mức ngực phập phồng, nghiến răng ken két:
“Làm cái rắm! Không làm nữa!”
“Trương Khải, tôi nói với anh bao nhiêu lần rồi? Nếu căn nhà đó không sang tên cho tôi, thì đừng hòng có chuyện tôi ký tên kết hôn!”
“Chị của anh dám đối xử với tôi như vậy, anh nghĩ tôi về nhà anh sẽ được sống yên ổn à?”
“Cho dù bây giờ chị ta có quỳ xuống đưa giấy nhà tận tay cho tôi, chuyện này cũng chưa xong đâu!”
Trương Khải nghe đến đây thì cũng bắt đầu phát bực, mặt lộ rõ vẻ sốt ruột:
“Vậy rốt cuộc em muốn thế nào nữa đây?!”
“Muốn thế nào à?” – Tiểu Mẫn hét to, giọng the thé đến chói tai –
“Tôi muốn chị ta phải quỳ xuống xin lỗi tôi!”
“Nếu chị ta không chịu quỳ, tôi sẽ tự mình phá thai, ném thẳng ‘cục thịt’ này ngay trước cửa nhà mấy người!”
Nói xong, cô ta đột nhiên ôm bụng, như thể bị động thai, rồi nằm vật xuống đất.
Y như mấy bà chợ trời lăn lộn đòi nợ, dù Trương Khải có gào lên thế nào, cô ta cũng không chịu đứng dậy.
4.
Tôi mặc kệ phía sau họ còn náo loạn thế nào, rời khỏi Cục Dân chính liền lập tức gọi điện cho khách sạn.
“Chào anh, tôi muốn huỷ tiệc cưới của Trương Khải vào ngày kia.”
“Vâng, không sao. Tiền cọc tôi cũng không cần nữa.”
Bỏ ngoài tai những lời khuyên nhủ của nhân viên khách sạn, tôi dứt khoát cúp máy, lái xe quay về làng.
Vừa tới đầu ngõ, ba mẹ tôi đã đứng đợi sẵn, thấy xe tôi về thì mừng rỡ bước ra đón:
“Ôi dào, xong rồi hả con?”
“Cô dâu chú rể không sao chứ? Trên đó đi lại có mệt không con?”
Không ai trả lời họ.
Tôi bước xuống xe, nhìn thấy gương mặt khắc khổ của ba mẹ – lòng tôi chùng xuống, nhất thời không biết phải mở miệng thế nào.
Mẹ tôi nhìn quanh một vòng, thấy chỉ có mình tôi trở về, liền cau mày hỏi:
“Khải Khải và Tiểu Mẫn đâu rồi?”
“Sao chỉ có một mình con về?”
Tôi hít sâu một hơi, giọng nén lại:
“Không làm thủ tục được.”
“Cái gì?!” – Mẹ tôi hét lên – “Sao lại không làm được? Có chuyện gì vậy?”
“Tiểu Mẫn đòi sang tên căn nhà của con.”
Tôi kể lại toàn bộ sự việc xảy ra ở Cục Dân chính cho ba mẹ nghe, không thêm không bớt.
Ba tôi nghe xong tức đến nỗi ngồi bệt xuống đất, run run châm điếu thuốc:
“Hồi đầu chính miệng cô ta nói không cần nhà, giờ lại lật lọng, thế là thế nào?”
“Cả cái làng này, chưa từng có ai cưới vợ kiểu đó! Con dâu chưa cưới đã náo nhà, đúng là rước về một con phá gia chi tử!”
“Giờ phải làm sao đây…” – Mẹ tôi bắt đầu sụt sịt lau nước mắt – “Trong bụng nó còn có cháu nhà mình mà…”
Tôi đáp:
“Con cũng không biết. Nhưng tiệc cưới ba ngày nữa, con đã hủy rồi.”
“Hủy luôn tiệc cưới?” – Mẹ tôi ngưng khóc, trợn tròn mắt nhìn tôi –
“Nhã Nhã, có phải… có phải làm vậy là hơi nặng tay không? Sao lại huỷ cả tiệc cưới rồi?!”
Tôi nhìn mẹ, nói thẳng:
“Mẹ cứ chờ đi, vụ này chưa xong đâu. Con nhìn cái thái độ của Tiểu Mẫn là biết, cô ta không moi cạn sạch nhà mình thì chưa chịu dừng lại đâu.”
“Còn chuyện của Trương Khải… con sẽ không can thiệp nữa. Mẹ không biết đâu, những lời nó vừa nói, nghe lạnh hết cả tim.”
“Nhã Nhã, con không thể mặc kệ em trai con được!” – Mẹ tôi vội vàng bước tới, nắm chặt tay tôi – “Nó dại dột, nói chuyện không có suy nghĩ, con là chị mà, đừng chấp nhất với nó…”
“Ba mẹ không có bản lĩnh, giờ đến cả con cũng không lo cho nó nữa, chẳng lẽ muốn ép chết hai cái thân già này sao?”
Nghe vậy, tôi nghẹn họng – tức đến mức thấy nghèn nghẹn trong ngực.
Lúc nào cũng thế, bao nhiêu năm rồi vẫn vậy.
Chỉ vì con giỏi giang hơn một chút, thì nghiễm nhiên phải nuôi gánh cả nhà, cho đến tận lúc rút cạn?
Tôi nhìn mẹ, giọng không còn nhẹ nhàng nữa:
“Mẹ nghĩ con chưa làm đủ sao?”
“Vì chuyện của nó, trước sau con đã bỏ ra gần 800.000 tệ.
Con còn phải bỏ ra đến bao giờ mới gọi là trọn nghĩa tròn tình?”
“Mẹ nhìn đi, cả cái làng này, có ai làm chị gái mà đổ từng đó tiền ra lo cưới vợ cho em trai không?”
Mắt mẹ lại đỏ hoe, run giọng nói:
“Mẹ biết… mẹ biết con là đứa tốt… nhưng mẹ với ba con thật sự bất lực, chẳng thể giúp gì hơn được…”
Tôi giận đến bật tiếng:
“Nếu đã bất lực, thì đừng cưới cho nó một đứa con dâu chỉ biết đòi hỏi, chưa cưới đã đập bàn đập ghế.”
“Con bỏ 800.000 đó để lo cho ba mẹ tuổi già, chẳng lẽ không đáng giá hơn vạn lần đám cưới này?”
“Nó nếu có bản lĩnh thì tự cưới vợ, còn không có bản lĩnh thì ở vậy!
Sinh ra là trách nhiệm của ba mẹ, nhưng nuôi đến già, đến chết cũng là trách nhiệm của ba mẹ sao?”
“Trời ơi… Nhã Nhã, con nói gì vậy con ơi…” – Mẹ tôi vừa khóc vừa nghẹn ngào –
“Nó là con trai… mà lại không có bản lĩnh. Mẹ với ba con làm cha mẹ, sao có thể nhẫn tâm nhìn nó sống cô độc cả đời…”
Tôi mệt mỏi nhắm mắt lại, hất tay mẹ ra rồi quay người bước vào nhà.
Những lời như vậy, từ lúc tôi bắt đầu đi làm đến giờ, chưa bao giờ ngừng vang bên tai. Tôi thật sự… quá mệt mỏi rồi.
Chính bản thân không có bản lĩnh cưới vợ, nhưng lại bám víu ba mẹ không buông.
Tiền trong nhà đổ hết lên người nó vẫn chưa đủ, bây giờ còn muốn chị gái gồng tiếp, lo cho vợ con nó, nuôi thêm một đời người nữa?
Tôi biết, ba mẹ tôi sống cả đời ở quê, tư tưởng ăn sâu bén rễ, không thể thay đổi trong ngày một ngày hai.
Nhưng đứa được lợi là Trương Khải thì sao? Nó còn chẳng ý thức được mình đang là kẻ được nuôi, được gánh, được bảo kê.
Còn tôi – một người chị không hề có nghĩa vụ phải lo cho nó – tôi đã làm quá đủ rồi.
Từ giờ trở đi, tôi không muốn lo thêm một xu nào nữa.