Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và MỞ ỨNG DỤNG SHOPEE để mở khóa toàn bộ chương truyện.
https://s.shopee.vn/8KeiYot77M
Lưu ý: Nội dung trên chỉ xuất hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ. Xin chân thành cảm ơn!
Còn Tiểu Kỳ thì… nhìn còn tệ hơn. Khác hẳn hình ảnh bóng bẩy lần cuối tôi gặp ở quán cà phê. Bây giờ thân hình cô ta đã phát tướng, mặt tái xanh tái xám, thâm quầng dưới mắt rõ đến nỗi nếu đứng cạnh gấu trúc thì khó có thể nhận ra. Tóc thì bết dính, cả người nghiêng ngả như sắp ngã.
Chậc, xem ra công ty phá sản rồi thì ai cũng sống khổ nhỉ.
Mắt mẹ chồng cũ tinh như chó săn, vừa thấy tôi liền nhào tới – bế cháu mà vẫn chạy như thể cướp giật, miệng thì mắng chửi om sòm, không ra hơi người.
Tôi đứng im ở đó mặc cho bà ta hoành hành, không hề e dè gì trước một bà già 60 tuổi.
Đang định nghênh chiến một trận khẩu nghiệp sảng khoái thì Diễm Tịnh đeo kính râm to oành lướt đến, còn vẫy tay gọi to: “Tuệ à! Đi thôi, hôm nay mình đi trả hết mấy món nợ kia!”
Mẹ chồng cũ nghe xong, mắt trợn trừng suýt lòi cả ra. Chắc dạo này bà ta sống chung với Thôi Hạc nên đã hiểu thế nào là bị chủ nợ dí đến ngạt thở rồi.
Tôi và Diễm Tịnh rảo bước về phía bãi đậu xe, sau lưng là tiếng la hét thảm thiết của bà già đó.
Nhưng chúng tôi không quan tâm.
Có quen biết gì đâu chứ?
15.
Diễm Tịnh đúng chuẩn con nhà giàu chính hiệu có khác, vung tiền cực hào phóng. Vài chục triệu mà bảo cho mượn là cho mượn luôn, chẳng chút do dự.
Nhưng tôi không đụng đến tiền của cô ấy để trả nợ, vì tiền tôi có đủ để trả phần nợ của mình.
Sau ly hôn, tòa phân rõ ai chịu trách nhiệm phần nợ nào. Phần nợ tôi phải trả ít hơn Thôi Hạc nhiều. Chưa kể trong tay tôi còn số tài sản đã kịp chuyển trước khi ly hôn.
Cũng không nhiều lắm, nhưng đlủ để bắt đầu lại từ đầu.
Thôi Hạc có thể tính toán tôi, tính toán cả hôn nhân. Vậy thì… tại sao tôi không thể tính anh ta? Huống hồ, những gì tôi “tính” – cũng chỉ là phần tài sản thuộc về chính tôi mà thôi.
16.
Sau khi trả hết nợ xong xuôi, tôi vẫn không vội tái khởi nghiệp, mà cùng Diễm Tịnh đi chơi khắp chân trời bốn bể.
Trước kia bận bịu làm ăn nên mỗi lần Diễm Tịnh rủ đi chơi, tôi đều nói không rảnh. Nhưng giờ thì thời gian lại rảnh vô cùng.
Diễm Tịnh là kiểu con nhà giàu không màng chí tiến thủ, cô ấy không có năng lực gì đặc biệt, nhưng riêng khả năng ăn chơi thì đúng là vô đối.
Chúng tôi rong ruổi bên ngoài gần nửa năm, đến tận gần Tết mới quay về.
Trong vòng tròn quan hệ của Diễm Tịnh thì bạn bè nhiều không đếm xuể.
Đi chơi lâu như vậy, nhưng về cái là tụ tập hội họp ngay.
Tôi đi cùng cô ấy, chẳng ngờ lại chạm mặt Thôi Hạc.
Lúc nhìn thấy anh ta, anh ta đang đứng khom lưng trước một gã béo ục ịch, vừa nở nụ cười gượng gạo, vừa liên tục gật đầu cúi mình lấy lòng.
Tôi cũng biết gã béo đó. Trước kia gã đó là người phụ trách của bên nhà cung cấp cho công ty tôi, khi ấy trông như một vị Di Lặc dễ mến, gặp ai cũng cười tươi rói. Giờ thì khác rồi, nhìn chẳng khác gì một con La Sát háu đói.
Tôi còn nhớ ngày trước Thôi Hạc từng chẳng ưa gì gã này, nói gã quá trơn tru, không thật lòng.
Giờ thì hay rồi.
Tôi đứng cách một đoạn nên không nghe rõ họ nói gì, chỉ thấy Thôi Hạc cúi đầu ngày càng thấp. Sau đó, gã béo hất mạnh anh ta ra, chỉnh lại cổ áo, nghênh ngang bỏ đi.
Xem ra hành trình khởi nghiệp lần hai của Thôi Hạc chẳng dễ dàng gì. Vì để sống sót, anh ta đành phải cúi đầu khom lưng trước kẻ mà trước đây mình từng khinh thường.
Nói thật thì với người như anh ta, chuyện này đúng là một cú tát định mệnh. Còn với tôi – lại là một khoảnh khắc ngọt ngào và mãn nguyện vô cùng.
Tôi thấy Thôi Hạc đứng yên tại chỗ một lúc, rồi cúi người nhặt thứ gì đó lên từ mặt đất, lưng còng đi ra khỏi phòng như một cái bóng cũ kỹ. Anh ta không quay đầu, cũng không biết tôi có mặt ở đó.
Xem ra, việc tôi chưa khởi nghiệp cũng là quyết định đúng đắn. Dù sao thì mối quan hệ trong cái giới tôi từng hoạt động cũng chỉ quanh quẩn vài gương mặt. Lỡ mà tái xuất sớm còn rất dễ đụng phải đồng minh hoặc kẻ thù cũ. Mà khi công ty phá sản rồi, địch hay bạn cũng chẳng còn rạch ròi gì nữa.
Khi tôi quay lại phòng bao, Diễm Tịnh đang chăm chú lắng nghe ai đó nói chuyện. Vừa thấy tôi, cô ấy lập tức vẫy tay gọi.
Tôi vừa ngồi xuống, cô liền ghé sát nói nhỏ: “Vừa nghe nói con chim hoàng yến mà chồng cũ của cậu nuôi ấy — bỏ chạy rồi. Nhưng chưa được bao lâu lại quay về.”
Tôi hơi ngạc nhiên: “Đã chạy rồi thì còn quay về làm gì?”
Lẽ nào là vì… luyến tiếc ba đứa con?
Cô bạn bên cạnh Diễm Tịnh phì cười chen vào: “Chứ còn sao nữa. Mẹ chồng cũ của cậu cao tay lắm. Nghe nói bà ta đem hết con của ả kia đưa về nhà mẹ đẻ cô ta. Doạ cô ta không quay lại thì ba đứa nhỏ cũng không thấy mặt mẹ.”
Đúng là… một kết cục quá ư mỹ mãn.
Mà cũng ngoài sức tưởng tượng thật đấy.
18.
Sự nghiệp của tôi chính thức trở lại quỹ đạo vào cuối năm thứ hai sau khi ly hôn với Thôi Hạc.
Năm đó tôi 39 tuổi.
Kể cũng lạ, suốt hai năm qua Thôi Hạc nghe nói cũng cật lực làm việc lắm, vậy mà chẳng có lấy một chút khởi sắc nào.
Không biết từ đâu bà mẹ chồng cũ biết được công ty tôi mới mở, rồi thường xuyên tới đứng trước cổng mắng chửi om sòm. Bà ta già rồi, công an cũng chẳng làm được gì, mà bảo vệ thì càng không dám động đến.
Tôi thấy bà không thay đổi nhiều, từ đó đến nay vẫn không tìm được lỗi gì khác của tôi, mắng đi mắng lại cũng chỉ toàn mấy câu rẻ rúng như: “Con gà mái già không biết đẻ trứng. Đồ vô dụng. Ly hôn rồi còn phá sản, đúng là xui tận mạng…”
Những lời đó với tôi chẳng có tí sức nặng nào hết. Vì bà ta chẳng khác nào một con hề nhảy nhót, tôi không thèm để mắt đến.
Nhưng bà không biết người mà bà ta chọc giận, vô tình lại là mẹ tôi.
Người mẹ làm giáo viên của tôi, cả đời sống biết điều, biết lễ, sau khi tôi ly hôn và phá sản quay về, bà không hề trách móc lấy nửa lời. Ấy vậy mà khi biết mẹ chồng cũ đứng trước công ty mắng tôi, lần đầu tiên trong đời, bà vứt bỏ hết vẻ điềm đạm, chống nạnh đứng trước cổng mà đấu khẩu tay đôi với bà ta.
Một người đầy bụng chữ nghĩa như mẹ tôi mà đã ra tay chửi nhau chỉ có thể là “nhanh – gọn – lẹ” thôi. Còn bà mẹ chồng cũ kia, dẫu có chua ngoa đến mấy, cuối cùng cũng không đấu nổi mẹ tôi.
Hai người họ cứ thế đấu võ mồm suốt hai ba ngày, cuối cùng bà ta tức đến mức phải gọi xe cấp cứu, từ đó cũng chẳng thấy mặt lần nào nữa.
Từ đó, cuộc sống của tôi quay lại nhịp cũ – yên ổn và bình lặng.
Mẹ cũng không bao giờ nhắc đến chuyện tái hôn nữa.
Năm tôi tròn 40, tôi tình cờ gặp được một người phù hợp. Cùng năm ấy, Diễm Tịnh – người luôn miệng nói “kết hôn là nấm mồ”, thề sống thề chết phải làm “công chúa lẻ bóng giữa nhân gian” – cũng bất ngờ gặp được chân ái đời mình.
Giờ đây, chúng tôi đều có một tương lai đáng mong đợi.
[Phiên ngoại – góc nhìn của Thôi Hạc]
Vào năm thứ mười sau khi kết hôn với Tô Tuệ, công việc kinh doanh của chúng tôi bắt đầu khởi sắc. Nhưng lúc đó, mẹ tôi ngày càng hối thúc chuyện đi khám, ngày nào cũng nấu những loại ‘thuốc đắng dã tật’, ép tôi phải uống.
Tôi không muốn uống, nhưng mỗi lần từ chối, bà lại khóc nức cả lên, bà khóc lóc kể công nuôi tôi lớn vất vả thế nào. Bà nói tôi với Tô Tuệ không sinh con thì kiếm nhiều tiền đến đâu cũng vô ích, vì sau này chết rồi cũng chẳng có ai chôn cất.
Lúc đầu tôi không để tâm đến những lời đó, vì tôi từng được dạy rằng: sống không nhất thiết là để nối dõi. Cũng vì lý do ấy mà vào năm khởi nghiệp khó khăn nhất, tôi đã đề nghị Tô Tuệ sống theo kiểu DINK.
Tôi cứ nghĩ cô ấy sẽ lưỡng lự, không ngờ lại đồng ý ngay. Cô ấy còn nói: “Nếu sinh con ra chỉ để kế thừa khổ đau của mình thì không sinh chính là một kiểu lương thiện.”
Khoảnh khắc đó, tôi nhận ra: Ồ, thì ra… Tô Tuệ cũng không muốn sinh con.
Sau một thời gian, tôi dần nhận ra con đường khởi nghiệp thật sự quá gian nan, vì vậy đã nhiều lần muốn bỏ cuộc. Những lúc như thế, chính cô ấy là người nắm chặt tay tôi rồi kéo tôi vượt qua.