Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và MỞ ỨNG DỤNG SHOPEE để mở khóa toàn bộ chương truyện.
https://s.shopee.vn/3AwcPHDzje
Lưu ý: Nội dung trên chỉ xuất hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ. Xin chân thành cảm ơn!
7
Đại Lý còn đẹp hơn cả trong phim.
Tôi thuê một căn homestay, ngày ngày đi dạo, ngắm cảnh, ăn uống thỏa thích, cuộc sống nhẹ nhàng vô cùng.
Không khí trong lành nơi đây như có thể rửa trôi mọi u uất trong lòng người.
Tôi không kìm được mà bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc.
Suy nghĩ về cuộc đời mình, và tương lai của bản thân.
Những năm tháng đã qua, tôi luôn sống trong sự bị động.
Bị động chấp nhận cái chết của cha mẹ, bị động nghe lời bà ngoại, bị động níu giữ cuộc hôn nhân vì con.
Dường như tôi chưa từng chủ động làm gì vì chính mình.
Tôi nghĩ… quãng đời sau này, hãy sống vì bản thân mình một lần đi.
Tựa người lên bệ cửa sổ ở homestay, nhìn bầu trời xanh ngắt bên ngoài, tôi bắt đầu nghĩ đến những điều mình từng muốn làm.
Ước mơ – tôi từng có chứ.
Không phải loại mục tiêu to tát gì. Tôi vốn không phải người tham vọng, cũng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện kiếm thật nhiều tiền hay vươn tới đỉnh cao.
Tôi chỉ muốn sống một cuộc đời bình dị.
Khi còn học đại học, tôi từng mong sau này có thể mở một hiệu sách của riêng mình.
Một nơi cho những người cùng sở thích có thể tụ tập, nghỉ ngơi, trò chuyện.
Dù không kiếm ra tiền cũng chẳng sao.
Vì giờ nghĩ lại, hình như tôi cũng không thiếu tiền.
Sau khi bà ngoại mất, bà để lại cho tôi một khoản.
Theo di nguyện của bà, tôi đã bán căn nhà đứng tên bà ở thành phố.
Tuy diện tích không lớn, nhưng nhà ở thủ đô thì vẫn có giá trị nhất định.
Tôi gửi toàn bộ số tiền đó vào tài khoản ngân hàng, chưa từng động tới.
Lúc kết hôn, nhà họ Cố đưa tôi một nghìn vạn làm sính lễ, còn có vài bộ trang sức, tất cả tôi đều cất kỹ, chưa đụng đến.
Sau khi cưới, mỗi tháng Cố Kinh Thâm đều chuyển cho tôi ba mươi vạn tiền sinh hoạt, mà tôi xài nhiều nhất cũng không quá hai vạn.
Vì mọi chi phí trong nhà, từ việc học hành của Tiểu Thiên đến chi tiêu thường ngày, đều có quản gia và người giúp việc lo liệu. Tôi không cần động tay.
Tôi hầu như không có lý do gì để tiêu tiền.
Khoản chi lớn nhất của tôi là mua đồ chơi và quà cáp cho Tiểu Thiên.
Từng có lần, em họ của Cố Kinh Thâm biết anh mỗi tháng cho tôi ba mươi vạn, liền cười nhạo:
“Hóa ra anh họ dùng đúng chừng đó để sỉ nhục chị à? Nhìn là biết ảnh không thương chị rồi, chứ cưới hỏi gì mà sính lễ chỉ có một nghìn vạn, cho là xong chuyện?”
Đối với họ, ba mươi vạn mỗi tháng là sự sỉ nhục. Một nghìn vạn sính lễ là “đuổi đi cho gọn”.
Có lẽ, tôi thật sự không hợp với thế giới của giới nhà giàu.
Mấy tiểu thư và phu nhân trong cái vòng lẩn quẩn đó, mua cái túi, đi làm đẹp, tiện tay là cả chục vạn tiêu bay.
Sính lễ và hồi môn kết hôn, nhẹ thì mấy căn nhà, mấy toà cao ốc, hoặc cổ phần công ty.
So với họ, một nghìn vạn đúng là quá bèo bọt.
Lối tiêu dùng và thói quen sống của tôi, trong mắt họ chỉ là kiểu nhỏ nhen, không xứng lên bàn tiệc.
Nhưng chuyện đó, tôi chưa từng để tâm.
Tôi ở lại nhà họ Cố chỉ vì con, chứ không phải để chen chân vào cái vòng xoáy đó.
Số tiền tôi có trong tay, với họ thì chẳng đáng là bao.
Nhưng với nhu cầu vật chất và thói quen chi tiêu của tôi, có lẽ cả đời cũng không xài hết.
Bây giờ, tôi có đủ tự tin để thực hiện ước mơ, mở một hiệu sách nhỏ của riêng mình.
8
Trước khi rời khỏi Đại Lý, tôi gọi cho Cố Kinh Thâm một cuộc điện thoại.
Chuông reo đến giây cuối cùng, suýt nữa thì tự động ngắt, anh mới bắt máy.
“Biết lỗi rồi à?”
Tôi còn chưa kịp mở miệng, anh đã tiếp tục lên giọng:
“Lần này cô làm hơi quá rồi đấy, coi như hình phạt, ba tháng không được gặp Tiểu Thiên.”
“Cố Kinh Thâm.” Tôi ngắt lời anh, “Lúc trước chúng ta kết hôn, chưa từng đi đăng ký kết hôn.”
Anh hình như bật cười khẽ, giọng mang theo tâm trạng khá tốt.
“Muốn đăng ký kết hôn với tôi đến thế à? Cũng không phải không được, nhưng dạo này thì đừng mơ.”
“Cô gây ra lỗi, chuyện này tạm thời khỏi bàn đến.”
“Chuyện lần trước, Thi Thi vẫn còn giận. Cô về xin lỗi cô ấy một tiếng, biết đâu tôi sẽ…”
Trong đầu tôi thoáng nghĩ: Thi Thi là ai?
À, chính là cô gái yêu cầu tôi pha cà phê hôm đó – tình nhân nhỏ của Cố Kinh Thâm.
“Cô có nghe tôi nói không đấy?” Thấy tôi không đáp, giọng anh ta bắt đầu lớn dần.
Tôi hờ hững mở miệng:
“Chúng ta chưa đăng ký kết hôn, vậy thì khi chia tay cũng không cần làm thủ tục ly hôn.”
Đầu dây bên kia đột ngột im lặng.
Một lúc sau, anh ta mới gằn giọng, có chút tức giận:
“Cô có ý gì?”
“Cố Kinh Thâm, chúng ta chia tay đi.”
“Cô biết mình đang nói gì không?”
“Biết chứ. Từ nay không cần gặp nhau nữa. Khoản sính lễ một nghìn vạn mà nhà anh đưa lúc cưới, tôi không trả lại. Coi như bù đắp cho việc tôi sinh Tiểu Thiên.”
“Hay đấy, rất hay!” Anh ta như tức cười thành tiếng. “Từ giờ cô đừng hòng gặp lại Tiểu Thiên một lần nào nữa!”
Nhìn màn hình điện thoại vừa bị ngắt, tôi chỉ cười nhẹ, bất lực.
Đứa con mà tôi trải qua bao khó khăn mới sinh ra, dường như đã trở thành công cụ anh ta dùng để kìm kẹp, đe dọa tôi.
Vì con, tôi đã nhiều lần nhún nhường, chịu đựng, ép mình cúi đầu.
Cũng chính vì con không gần gũi tôi, thậm chí chẳng thích tôi, nên tôi mới có thể dứt khoát ra đi.
Tôi trở về một thị trấn nhỏ ở miền Nam.
Đó là nơi tôi từng sống thời thơ ấu.
Trước khi cha mẹ qua đời, ba người nhà chúng tôi đã từng sống rất hạnh phúc tại đây.
Mẹ tôi sinh ra ở thủ đô, nhưng năm đó bà chấp nhận gả xa về miền Nam, ban đầu bà ngoại tôi phản đối dữ dội.
Sau này bị nhân phẩm của bố tôi thuyết phục, bà ngoại mới gật đầu giao con gái cho ông.
Mẹ tôi từng nói, dù lớn lên ở thành phố, nhưng bà không thích khí hậu khô hanh nơi đó.
Bà yêu cái không khí ấm áp, ẩm ướt của thị trấn nhỏ miền Nam này, rất dễ chịu, rất an lòng.
Tôi nghĩ, đúng là con gái của mẹ. Cảm nhận cũng giống nhau đến kỳ lạ.
Dù sau này tôi đã sống nhiều năm ở thủ đô, nhưng vẫn chẳng bao giờ thấy quen được.
Trong thâm tâm, nơi tôi thực sự yêu thích, vẫn là thị trấn nơi tôi sinh ra.
Khi muốn tìm một nơi để ổn định cuộc sống, nơi đầu tiên tôi nghĩ đến chính là đây.
9
Ngôi nhà thời nhỏ của gia đình đã sớm bán đi.
Tôi mất khá lâu để chọn được một căn nhà ở khu phố cũ, có sân vườn nhỏ phía trước.
Căn phòng mặt tiền quay ra đường, trước đây từng được dùng làm cửa hàng.
Tôi cải tạo lại nơi đó thành một tiệm sách.
Vài căn phòng phía sau vườn tôi sửa lại thành không gian sinh hoạt cá nhân.
Phòng khách, phòng ngủ, bếp, phòng ăn, nhà vệ sinh – đều đầy đủ.
Trong sân, tôi trồng đủ loại hoa lá cây cối.
Căn nhà sau khi sửa xong, y như trong tưởng tượng của tôi – đẹp và ấm áp.
Chọn một ngày trời đẹp, nắng nhẹ gió mát, tôi chính thức chuyển vào ở và tổ chức một buổi khai trương nhỏ cho tiệm sách.
Tiệm sách, đúng như tôi dự đoán – buôn bán không mấy khởi sắc.
Thỉnh thoảng có vài học sinh quanh khu vực ghé vào đọc sách, còn phần lớn thời gian thì vắng tanh như chùa bà đanh.
Thế cũng tốt. Yên tĩnh một chút, tôi có thể ngồi ở quầy tập trung viết tiểu thuyết.
Từ thời đại học, tôi đã thích viết lách.
Thỉnh thoảng cũng có truyện ngắn được đăng lên tạp chí.
Tôi từng viết một truyện trung dài trên mạng, phản hồi khá tốt, thu hút được ít độc giả trung thành, còn kiếm được một khoản nhuận bút kha khá.
Ngày đó, tôi từng định sau khi tốt nghiệp sẽ vào làm ở một tạp chí hoặc nhà xuất bản.
Lúc rảnh sẽ viết truyện.
Nhưng vừa tốt nghiệp, theo yêu cầu của Cố Kinh Thâm, tôi vào công ty của anh.
Rồi cưới, rồi sinh con, viết lách cũng bị tôi gác lại từ đó.
Bây giờ, tôi muốn nuôi lại sở thích đó – từ từ, chắc chắn.
Làm việc mình thích, sống một cuộc đời tử tế, đó chính là kế hoạch tương lai tôi dành cho chính mình.
Hôm đó, tôi đang ngồi trong tiệm gõ chữ thì trời đột ngột đổ mưa.
Từng giọt mưa rào rào đập vào ô cửa kính.
Chẳng mấy chốc, nền đất trước cửa tiệm đã loang lổ vệt nước.
Một chàng trai trẻ dáng người cao ráo, đạp xe đạp công cộng vội vã tấp vào trước cửa tiệm.
Anh ta nhanh chóng nhảy xuống xe, ôm lấy một thứ gì đó trong giỏ xe rồi lao đến chỗ có mái che.
“Chủ tiệm, cho tôi tránh mưa ở đây một lát được không?”
Anh ta đứng dưới mái hiên, cúi đầu dùng tay che lấy món đồ trong tay, lớn tiếng hỏi.
“Không sao đâu, vào trong ngồi đi.” Tôi mỉm cười.
“Thôi khỏi, người tôi ướt hết rồi, bẩn sàn nhà cô mất.”
Anh ta vừa nói vừa dùng tay áo lau nước trên trán, ngẩng đầu nhìn tôi – khoảnh khắc ánh mắt chúng tôi chạm nhau, anh ta sững người.
Còn tôi… cuối cùng cũng nhìn rõ mặt anh ta – trông khá đẹp trai.
Không phải kiểu đẹp trai trắng trẻo nho nhã, mà là vẻ nam tính đậm chất rắn rỏi.
Làn da rám nắng, đường nét sắc sảo, lông mày rậm, mắt sáng – một kiểu đẹp rất đàn ông.
Vài giây sau, khi tôi đã quan sát xong, anh ta mới hồi thần lại.
Anh cười vui vẻ: “Cảnh Họa? Cậu về từ bao giờ thế?”
“Tôi quen anh à?” Tôi ngạc nhiên hỏi.