Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và MỞ ỨNG DỤNG SHOPEE để mở khóa toàn bộ chương truyện.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ xuất hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ. Xin chân thành cảm ơn!
Thấy Hứa Cẩm Vi nằm dưới đất, ông ấy xót như đứt từng khúc ruột, sau đó quay sang tôi, y như vô số lần trong quá khứ, nghiêm mặt hỏi:
“Con bé bị gì thế? Có phải do con không?”
“Giờ con có chút tiền rồi thì không coi ai ra gì nữa đúng không? Dù sao nó cũng là chị ruột của con, sao lại để người ta bắt nạt nó như thế?”
Thấy chưa, ba tôi lúc nào cũng vậy.
Tuy tôi cũng là con gái ông ấy, nhưng vì thành tích học tập không bằng Hứa Cẩm Vi nên từ nhỏ ông luôn lạnh nhạt, suốt ngày lải nhải tôi không giống ông, nhà họ Hứa sao lại có đứa con gái ngu ngốc như tôi.
Dù tôi có cố gắng học thế nào, dù chỉ kém Hứa Cẩm Vi vài điểm, ông cũng chẳng bao giờ khen, cứ dồn hết tình cảm cha con cho chị ta.
Vì mong được yêu thương, kiếp trước lúc ông giành quyền nuôi tôi ở tòa, tôi mừng rỡ vô cùng.
Cuối cùng thì đổi lại là hết lần này tới lần khác thất vọng ê chề.
Nên giờ tôi chẳng còn hy vọng gì ở ông nữa.
Tôi lạnh nhạt đáp:
“Ông không cần lên lớp tôi đâu. Dù sao thì giờ ông cũng chẳng còn là ba tôi nữa. Chuyện này là ‘con gái ngoan’ của ông gây ra, liên quan gì tới tôi?”
Mắt Hứa Đại Khánh đỏ ngầu, định mắng tôi thêm thì chủ quán rất biết điều chen vào nói rõ sự thật.
Tôi thấy rõ ngay sau đó ông ta đổi giọng liền:
“Cẩm Cẩm, nó là chị ruột của con đấy, con cũng biết nó ngoan ngoãn thế nào mà, lại còn đi làm thêm kiếm tiền học, hay là…”
Lại bài cũ – đạo đức giả để gây áp lực.
Tôi còn chưa kịp mở miệng thì Diệp Mạc đã lên tiếng trước:
“Ông Hứa, bây giờ Diệp Cẩm là người nhà họ Diệp, không còn liên quan gì tới nhà ông.”
Nói xong rút điện thoại ra chuẩn bị gọi báo cảnh sát.
Lúc này Hứa Đại Khánh mới hoảng loạn.
“Chúng tôi đền, đừng báo công an! Con bé còn phải thi đại học mà!”
Hay ghê, đúng là ông bố “thâm tình”.
Tự nhiên tôi thấy hơi nghèn nghẹn trong lòng.
Diệp Mạc lập tức đỡ lấy tôi.
Cuối cùng Hứa Đại Khánh móc thẻ ra đền tiền, mặt mũi xót xa như cha chết mẹ chết.
Gọi mấy cuộc điện thoại mới gom đủ, rồi cõng Hứa Cẩm Vi rời khỏi quán.
Tôi nhìn bóng lưng hai người họ, rõ ràng đạt được mục đích rồi mà tâm trạng vẫn không vui như mình nghĩ.
8
Rất nhanh, tôi bước vào năm cuối cấp.
Tôi không cố ý kiếm chuyện với Hứa Cẩm Vi nữa, mà cô ta cũng không dám giở trò.
Dù sao mèo mà vồ chết chuột thì hết vui rồi.
Hơn nữa, mấy chuyện cô ta làm bây giờ vẫn chưa đủ khiến cô ta rơi thẳng xuống địa ngục.
Có điều, lại có một chuyện khiến tôi nhức đầu.
Đó là… không hiểu vì sao Tiêu Nhiên – tên “nam thần học đường” – lại đột nhiên trả lời tin nhắn của tôi.
Tôi giả vờ như chưa thấy.
Vậy là anh ta mò thẳng đến lớp tìm tôi.
“Diệp Cẩm? Hay gọi là… Hứa Cẩm Tiếu?”
Tôi suýt chết vì xấu hổ.
Tiêu Nhiên bỗng bật cười, dịu dàng nói:
“Tôi thấy cậu thú vị lắm. Về mấy cái cậu gửi cho tôi hôm trước, tôi đã nghĩ kỹ rồi…”
Chưa để anh ta nói hết, tôi lập tức chen vào, dùng cái miệng ba tấc của mình giải thích suốt 15 phút.
Rằng tôi gửi nhầm, hoàn toàn không có ý gì hết.
Tiêu Nhiên nghe xong không giận, chỉ mỉm cười, rồi dẫn đám bạn rời đi.
Tôi tưởng vậy là xong. Ai ngờ từ hôm đó, Tiêu Nhiên bắt đầu theo đuổi tôi rầm rộ.
Và rồi tôi lại càng hot trong trường.
Không ít nữ sinh nhìn tôi bằng ánh mắt kỳ dị, đầy suy đoán.
Diệp Mạc thì ngày càng khó ở, chỉ cần tôi thu dọn đồ chậm vài phút sau giờ học là anh ta trừng mắt như muốn giết người.
Nhưng điều buồn cười là, mỗi lần Tiêu Nhiên xuất hiện ở lớp tôi, tôi đều thấy nắm tay Hứa Cẩm Vi dưới bàn siết chặt, móng tay như muốn cắm vào thịt.
Tôi đành cố tình diễn vai nữ chính, nói chuyện với Tiêu Nhiên nhiều hơn một chút.
Cuối cùng, Diệp Mạc nổi giận, túm cổ áo kéo tôi về.
Và rồi, một hôm, gia sư của tôi đột ngột nghỉ việc.
Bảo là dì ba bị bệnh nặng phải nhập viện.
Chú Diệp bèn đề nghị: để Diệp Mạc dạy tôi học.
Tôi cứ tưởng anh ta sẽ từ chối, ai dè chỉ lạnh nhạt nói: “Được.”
Trời đánh. Tôi chỉ biết ngậm đắng nuốt cay.
Thế là cuộc sống của tôi bị học tập chiếm trọn, thời gian giải trí duy nhất là… rình Hứa Cẩm Vi.
Tôi phát hiện sau khi điểm số cô ta tụt mạnh, cô ta lại tìm tới thầy Lý.
Thầy Lý hồ hởi mời cô ta đến nhà kèm riêng. Cô ta không từ chối.
Nhưng kết quả không khả quan lắm, thành tích vẫn không khá hơn là bao, trông cô ta càng ngày càng tiều tụy và bực bội.
Tôi từng nghĩ lần này cô ta sẽ không đỗ đại học top như kiếp trước.
Nhưng cuối cùng, cô ta vẫn thi ra y chang điểm năm xưa.
Tôi suýt tưởng cô ta cũng là người trọng sinh.
Sau nhiều lần thử dò, tôi xác định không phải.
Nhưng số điểm của cô ta quả thật quá khả nghi.
Tôi còn chưa kịp điều tra kỹ thì lại phát hiện một bí mật lớn của Hứa Cẩm Vi.
Là loại bí mật mà kiếp trước tôi còn không biết.
9
Tối hôm diễn ra lễ tốt nghiệp, tôi được mời phát biểu với tư cách học sinh ưu tú.
Vừa bước xuống sân khấu, tôi đã thấy Hứa Cẩm Vi rời khỏi hội trường.
Tôi không kìm được mà đi theo.
Suốt lúc theo sau, trong đầu tôi nghĩ ra đủ mọi khả năng.
Nhưng lại chưa từng nghĩ rằng mình sẽ thấy được cảnh này – Hứa Cẩm Vi trong bộ váy trắng, đang đứng trước mặt Diệp Mạc.
Giọng cô ta nhẹ nhàng mà quấn quýt vang lên:
“Diệp Mạc, em thích anh.”
Ngắn gọn mà thẳng thừng.
Tôi không thể ngờ những lời đó lại phát ra từ miệng cô ta, sốc tới mức há hốc miệng.
Hứa Cẩm Vi… lại thích Diệp Mạc?
Tôi theo phản xạ rụt cổ lại, cố gắng co người vào trong bóng tối, không để ai phát hiện ra mình.
Diệp Mạc chẳng phản ứng gì, thậm chí vẻ mặt còn vô cùng lạnh nhạt, không hề có ý định đáp lại.
Anh ta quay người, định rời đi mà hướng đi chính là phía tôi.
Tôi còn đang phân vân có nên chạy hay không thì Hứa Cẩm Vi đỏ mặt, tay nắm chặt vạt váy, chạy theo vài bước:
“Diệp Mạc, thật ra em đã thích anh từ rất lâu rồi. Vì anh mà em cố gắng học để thi vào Thanh Hoa, cố gắng được học cùng lớp với anh, anh còn nhớ…”
“Tôi không có hứng thú.”
Một câu nói của Diệp Mạc, tàn nhẫn đến mức ngay cả tôi cũng thấy xót thay cho “chị gái tốt” của mình.
Nghĩ lại, nhiều chuyện của kiếp trước bỗng trở nên sáng tỏ.
Cô ta từng nhất quyết không chịu bước chân vào nhà họ Diệp, có lẽ cũng vì lý do này.
Vì thích Diệp Mạc, nên không chịu nổi việc trở thành em gái anh ta?
Vậy sau đó thì sao? Cô ta lại lựa chọn quay về nhà họ Diệp, cũng vì Diệp Mạc ư?
Càng lúc càng thú vị rồi đấy.
Tôi xoay người định quay lại phòng tiệc, không ngờ Diệp Mạc đi quá nhanh, đã tóm lấy vai tôi.
Vừa quay đầu, tôi đã ngã vào lòng anh ta.
Ngay lúc Hứa Cẩm Vi đuổi tới, thì đập vào mắt chính là cảnh tượng tôi và Diệp Mạc ôm nhau.
Đồng tử cô ta co rút, như thể tôi vừa làm chuyện gì tội ác tày trời, toàn thân run rẩy vì tức.
“Chính vì cô quyến rũ anh ấy, nên anh ấy mới từ chối tôi đúng không?!”
Nói rồi cô ta nhìn Diệp Mạc, gào lên:
“Cô ta thì có gì hơn tôi? Cô ta chẳng bằng tôi ở điểm nào! Tại sao lại là cô ta?!”
Cô ta hét lên như phát điên.
Diệp Mạc thì ngay cả ánh mắt cũng không buồn bố thí cho cô ta.
Hứa Cẩm Vi run lên vì tức giận, còn Diệp Mạc thì kéo tay tôi quay lại sảnh tiệc.
10
Tôi nghĩ, có lẽ kiếp này Hứa Cẩm Vi còn hận tôi hơn cả kiếp trước.
Kiếp trước tôi cái gì cũng nhường nhịn cô ta, vậy mà cô ta vẫn không cam lòng để tôi sống tốt, luôn tìm cách giẫm đạp, đè bẹp tôi.
Thật ra, khi còn rất nhỏ, ba tôi vẫn đối xử không tệ với tôi.
Ông thường mua đồ cho cả hai chị em.
Nhưng rất nhanh, Hứa Cẩm Vi sẽ cố tình làm hỏng phần của mình, rồi khóc chạy đến trước mặt ông.
Sau đó là ánh mắt ông dành cho tôi ngày càng lạnh lùng, cho đến khi về sau, ông chỉ mua cho mỗi cô ta.
Tôi từng khóc lóc, giãy giụa, cuối cùng nhận lại chỉ là:
“Con là thứ xấu xa bẩm sinh, không xứng được có những gì chị con có.”
Cha ruột của tôi, lại có thể nói con gái mình là “xấu xa bẩm sinh”?
Tôi tìm đến mẹ, nhưng lại bị ba quát cho một trận, gọi tôi là đứa chuyên nói dối, khiến mẹ cũng bắt đầu tin rằng Hứa Cẩm Vi ngoan ngoãn, còn tôi thì ranh ma.
Sau đó, Hứa Cẩm Vi và ba tôi bắt đầu đe dọa tôi.
Chỉ cần tôi mách với mẹ, họ sẽ trừng phạt tôi gấp bội.
“Sao con lại động vào đồ của chị con? Sao con lại ghen tị dữ vậy?”
“Đừng có khóc. Dù con có khóc, ba cũng không mua cho con. Dùng tạm đồ của chị đi, nhưng nhớ đừng làm hỏng.”
Mỗi lần bắt nạt tôi xong, chị gái yêu quý của tôi sẽ nói:
“Mày mà không ngoan, mẹ sẽ không thương mày đâu, rồi sẽ bỏ rơi mày thôi.”
Cứ như vậy, tôi ngày càng tự ti, ngày càng mờ nhạt.
Người ta nói: “Trẻ con biết khóc mới có kẹo ăn”, thế sao tôi lại chẳng có gì?
Nhưng con người đúng là dại dột, dù bị đối xử như thế, tôi vẫn luôn khao khát chút tình thân ít ỏi.