Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và MỞ ỨNG DỤNG SHOPEE để mở khóa toàn bộ chương truyện.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ xuất hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ. Xin chân thành cảm ơn!
1
Tôi đã nấu “cơm yêu thương” cho dân làng ba năm nay rồi.
Hôm nay, sau khi nấu cơm xong, tôi như thường lệ cầm loa phát thông báo:
“Cơm chín rồi, ông bà trong làng mau ra xếp hàng nhận cơm nha! Hôm nay có giò heo rim đường phèn thơm lừng đó!”
Thế nhưng đợi mãi nửa tiếng cũng không thấy ai đến.
Tôi bắt đầu thấy lạ, định lái xe đi từng nhà gọi người.
Không ngờ lại thấy trưởng thôn mới dắt một đám người khí thế bừng bừng kéo tới.
Trong đó có cả các cụ vẫn ăn cơm miễn phí của tôi hàng ngày, lẫn con cái của những cụ lâu nay đi làm xa không thường xuyên về.
Tôi có cảm giác chẳng lành, sợ cơm hôm qua có vấn đề gì khiến người nhà họ đến làm ầm.
Tôi vẫn giữ bình tĩnh hỏi: “Mọi người sao vậy?”
Nhưng tôi nghĩ lại, cũng không thể nào, tôi đều mua thịt rau tươi mỗi ngày, ba năm nay chưa từng có sự cố gì.
Trưởng thôn lên tiếng: “Chúng ta đều là người trẻ cả, tôi biết rõ cô nấu cơm miễn phí là để câu view kiếm tiền. Ba năm nay cô quay video người già trong làng, kiếm được cả đống tiền, đương nhiên phải chia lại cho dân làng!”
Tôi sững sờ. Sau khi tốt nghiệp, bố mẹ kêu tôi về quê làm việc.
Nhưng việc ở đây toàn lương hai ba triệu một tháng.
Tôi nghĩ mãi, mãi cho đến khi về thăm bà nội.
Thấy bà ăn uống tiết kiệm, bữa nào cũng chỉ có cháo trắng và dưa muối.
Trong làng vẫn còn rất nhiều cụ già như vậy.
Có người như bà tôi, sống tiết kiệm theo thói quen từ xưa.
Nhưng nhiều người là vì quá nghèo, con cái đi làm ăn xa, trong nhà còn có trẻ nhỏ bỏ lại.
Tôi quyết định bắt đầu nấu cơm miễn phí cho các cụ.
Tiện thể thử quay video xem có kiếm thêm được gì không.
Tôi nghĩ chuyện này cũng chẳng có gì sai. Nếu không nhờ thu nhập từ video, thì tiền mua nguyên liệu hơn ngàn một ngày tôi cũng không kham nổi.
Lúc quyết định làm, tôi đã hỏi trước các cụ có phiền nếu quay cảnh họ xếp hàng nhận cơm không.
Ai nấy đều bảo không sao cả.
Ba năm nay, mọi chuyện vẫn như vậy.
Nhưng rõ ràng trưởng thôn mới này không nghĩ thế.
Tôi nhẹ nhàng giải thích với ông ta:
“Hồi bắt đầu làm cơm miễn phí, tôi đã hỏi ý kiến các cụ rồi, họ đều đồng ý được quay.
Hơn nữa, tôi có phải không bỏ công sức đâu, ngày nào cũng tự tay nấu đồ ăn tươm tất cho họ.
Anh xem hôm nay có những món gì này.”
Tôi cho ông ta xem món giò rim đường phèn, thịt xào, rau xà lách xào dầu hào.
Ngày nào tôi cũng theo chuẩn hai món mặn một món rau, đảm bảo vừa ngon vừa đủ chất cho người già.
Không ngờ con trai một cụ lại tức giận quát lớn:
“Trưởng thôn nói rồi! Cô nấu cơm kiểu này là làm màu, chỉ để kiếm tiền! Tiền cô ăn hết, còn mấy ông bà già trong làng bị quay lên lại không có đồng nào!”
Những người phía sau cũng hùa theo, chửi tôi chỉ biết khoe mẽ kiếm tiền, không chịu chia cho dân làng.
Tôi tức đến mất bình tĩnh, bật lại:
“Đó là tiền tôi xứng đáng nhận. Tôi có đối xử tệ với các cụ đâu?”
Tôi tự thấy mình đã làm hết lòng vì dân làng.
Các cụ thường trồng rau đem bán ngoài chợ, có khi đến tối cũng chẳng bán được bao nhiêu.
Tôi thấy xót, nên ai đem rau đến bán cho tôi, tôi đều mua hết.
Còn trả cao hơn giá thị trường.
Số rau đó tôi lại đem nấu cho chính họ ăn.
Nhà nào có trẻ nhỏ bị bỏ lại, tôi đều phần thêm cơm cho bé.
Ba năm qua, chưa từng thu của ai đồng nào.
Làng cần quyên góp làm đường, tôi cũng đóng góp phần lớn.
Nhưng khi tôi vừa dứt lời, đám đông đã nhào tới.
“Đối xử tốt? Đó chẳng phải là việc cô nên làm sao?”
“Muốn dùng chút bố thí để mua lòng chúng tôi à?”
“Là người trong làng, kiếm tiền từ dân làng mà dám giấu hết cho mình?”
“Đập nồi đi! Để xem cô còn nấu nướng kiếm tiền kiểu gì! Không chịu chia tiền cho từng nhà thì đừng hòng tiếp tục nấu!”
Lời đề nghị đó liền được hưởng ứng rầm rộ.
Có người đập bàn nấu ăn của tôi, có người hất hết đồ ăn xuống đất.
Những cụ già ngày thường vẫn vui vẻ nhận cơm giờ cũng lặng lẽ theo con cháu đến phá đồ.
Tôi vừa la vừa chạy: “Đừng phá nữa! Đồ vừa nấu xong mà!”
Nhưng tôi sao cản nổi cả đám đông?
Chỉ biết đứng đó đau lòng nhìn từng món ăn bị vứt đi.
Trước khi rời đi, trưởng thôn còn dằn mặt:
“Nếu một ngày cô chưa chia tiền cho dân làng, thì đừng hòng tiếp tục kiếm tiền từ họ nữa!”
Nói rồi, cả đám người hả hê rút lui.
Tôi đứng nguyên tại chỗ, tức đến toàn thân run rẩy.
Ngay sau đó là một cảm giác lạnh buốt trong lòng.
Tôi không ngờ những người già ngày thường vẫn thân mật gọi tôi là “Tiểu Oản”, lại không có lấy một ai bước ra bênh vực, nói giúp tôi dù chỉ một câu.
2
Khi tôi lê bước thân thể mệt mỏi trở về nhà bà nội thì trời đã tối.
Bà vội vàng ra đón:
“Cháu gái ngoan, hôm nay mình ăn gì đây con?”
Ngày thường, tôi luôn gói một phần cơm mang về cho bà ăn cùng.
Nhưng hôm nay, vì họ đã đổ hết mọi thứ, tôi về tay không.
Bà nhìn dáng vẻ lếch thếch của tôi, hoảng hốt:
“Oản Oản, con sao vậy? Mau lại đây để bà xem nào.”
Bà sốt ruột kiểm tra tôi từ đầu đến chân.
Đến khi chắc chắn tôi không bị thương mới thở phào nhẹ nhõm.
Tôi mệt mỏi nói:
“Bà ơi, tối nay mình không có gì ăn, bà nấu tạm mì nhé.”
Bà gật đầu, giục tôi đi tắm rửa cho tỉnh táo.
Khi tôi bước ra sau khi tắm xong, bà đã nấu sẵn hai bát mì trứng.
Một bát cho bà, một bát cho tôi.
Trứng được rán vàng ruộm, rắc thêm hành lá, mùi thơm ngào ngạt.
Tôi vừa húp sợi mì nóng hổi vừa không kìm được nước mắt.
Bà cuống cuồng lấy khăn lau nước mắt cho tôi, dỗ dành:
“Oản Oản, con sao thế? Đừng khóc, đừng khóc, nói cho bà nghe xem nào.”
Tôi nghẹn ngào nói:
“Bà ơi, mình về thành phố sống đi.”
Tôi kể cho bà nghe đầu đuôi mọi chuyện đã xảy ra.
Nghe xong, bà tức giận định đứng dậy:
“Bọn họ sao có thể làm vậy được chứ?! Bà phải đến hỏi cho ra lẽ!”
Tôi vội nắm lấy tay bà:
“Bà đừng nóng, bà lớn tuổi rồi, lỡ xảy ra chuyện gì thì sao?”
Bà đã già.
Trước kia ba mẹ từng muốn đón bà lên thành phố sống, nhưng bà sợ làm phiền nên nhất quyết không chịu đi, nói ở quê quen rồi, sống thế cũng ổn.
Bà bảo ở đây có người quen, có chuyện để trò chuyện.
Ngược lại lên thành phố thì thấy lạ lẫm, không quen.
Vậy là cứ ở lại trong làng mãi.
Nhưng vì sống tiết kiệm quá lâu, từ sau khi ông mất, bà toàn ăn uống qua loa cho xong bữa, về lâu dài chẳng có lợi gì cho sức khỏe.
Lý do tôi bắt đầu nấu “cơm yêu thương”
cũng là vì muốn bà được ăn ngon hơn một chút.
Tiện thể giải quyết luôn bữa ăn cho bà.
Bà trầm ngâm một lúc rồi nói:
“Oản Oản à, bà thật sự không muốn làm phiền mọi người.
Cả đời bà sống ở làng rồi.
Hay con cứ về thành phố sống đi, bà vẫn ở lại đây.”
Tôi nhíu mày, không đồng ý:
“Bà ơi, con không nấu cơm tập thể nữa đâu.
Sau này bà phải tự nấu ăn, chắc chắn sẽ lại ăn uống qua loa.
Không đủ dinh dưỡng thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe đó.”
Người làng đa phần đều tiết kiệm, bà tôi cũng vậy.
Trước khi tôi về, cứ ba ngày là bà lại phải đi khám một lần.
Nhưng ba năm qua, bà ăn uống đủ chất, ít khi bị bệnh.
Tôi luôn dùng thịt tươi, nấu ăn cẩn thận, không bao giờ qua loa.
Phần cơm tôi chia đều, ai ăn không hết còn để dành cho bữa sau.
Cả ba năm qua, tinh thần người già trong làng cũng tốt lên rõ rệt.
Tôi kiên nhẫn khuyên bà:
“Bà chẳng bảo lên thành phố sợ không có ai trò chuyện sao, nhưng ở đó có nhiều người già, họ nhảy múa ngoài công viên, làm quen kết bạn.
Bà cũng có thể tham gia, vừa vận động lại vừa có người nói chuyện.
Chúng con cũng đỡ lo khi bà ở một mình trong làng.”
Thấy bà còn chần chừ, tôi nghiêm giọng hơn:
“Nói thẳng ra, bà sợ làm phiền bọn con.
Nhưng nếu bà ở làng mà xảy ra chuyện, tụi con phải thay phiên nhau đưa bà đi viện chăm sóc, đấy mới thật sự là phiền phức.
Ba mẹ còn chưa nghỉ hưu, thuê người chăm sóc còn tốn nhiều tiền hơn cả số tiền bà tiết kiệm được khi sống ở đây.”
Bà thở dài:
“Cho bà chút thời gian, bà sẽ suy nghĩ thật kỹ.”
3
Ngày hôm sau, tôi không nấu cơm nữa.
Mà chỉ mua sẵn đồ ăn chín mang về ăn cùng bà.
Trên đường, tôi gặp trưởng thôn.
Hắn tỏ rõ vẻ vênh váo:
“Oản Oản à, cô nghĩ kỹ chưa? Không chịu chia tiền thì làng sẽ không cho cô nấu cơm nữa.
Chịu chia thì vẫn có thể tiếp tục kiếm tiền dựa vào làng đấy.
Nếu ngoan ngoãn xin lỗi đàng hoàng, rồi chia cho mỗi nhà ba trăm, năm trăm, chúng tôi sẽ để cô tiếp tục làm.”
Tôi tức quá bật cười, đáp từng chữ một:
“Tôi nghĩ kỹ rồi.
Từ giờ tôi không nấu cơm tập thể nữa. Các người muốn làm gì thì cứ làm.”
Hắn bị chặn họng đến lùi cả người lại, hồi lâu mới nói được:
“Cô là người trong làng, nghĩ cho làng một chút thì sao chứ?!
Cô kiếm được từng đó tiền từ dân làng, tôi không tin cô nỡ bỏ thật!”
Tôi cười nhạt:
“Nếu anh nghĩ kiếm tiền dễ thế, thì tự đi mà làm.”
Tôi đúng là có kiếm được chút tiền, nhưng lúc đầu tôi cũng bỏ ra không ít vốn liếng.
Với tâm thế làm việc thiện, tôi không tiếc tiền mua thịt ngon, rau tươi cho người già.
Có lời thì nấu ăn ngon hơn cho các cụ.
Không lời thì xem như làm phúc, giúp người trong làng.
Ngày nào tôi cũng vất vả chuẩn bị từng món.
Biết răng miệng người già yếu, tôi còn đổi món liên tục.
Tôi chưa từng thu của họ dù chỉ một xu!
Thậm chí khi mua rau họ trồng, tôi còn trả cao hơn giá thị trường!