Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và MỞ ỨNG DỤNG SHOPEE để mở khóa toàn bộ chương truyện.

https://s.shopee.vn/6ppdAEyzje

Lưu ý: Nội dung trên chỉ xuất hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ. Xin chân thành cảm ơn!

Chương 2

5

Mẹ không đưa tôi đến trường mẫu giáo khác nữa, mà giữ tôi bên mình.

Ban ngày, tôi ở khu nội trú bệnh viện, các cô y tá thay phiên nhau chơi cùng tôi.

Buổi tối, tôi và mẹ cùng về nhà.

Khi bên khu dân cư biết tôi không đi học, họ gọi điện đến hỏi.

Mẹ liền mở đoạn ghi âm ra cho họ nghe, thẳng thắn nói:

“Các người dám đảm bảo giáo viên thật sự là con người không?”

Sau khi biết chuyện, Trưởng khoa Triệu đích thân đến nhà tôi một chuyến.

Hôm đó, cô ấy chơi với tôi rất lâu.

Rồi đóng cửa lại, cùng mẹ trò chuyện suốt từ sáng tới tối.

Tôi không biết họ đã nói những gì, chỉ thấy lúc mẹ bước ra khỏi phòng, đôi mắt đỏ hoe như thỏ con.

Mẹ tiễn Trưởng khoa Triệu ra cửa, hai người đứng ngoài đó rất lâu, đến cuối cùng mẹ nói:

“Em sẽ không bỏ cuộc.”

Về sau tôi mới biết, hôm đó Trưởng khoa Triệu chính thức chẩn đoán tôi mắc chứng tự kỷ.

“Giữ đứa trẻ lại, sau này chị rất có thể sẽ phải chăm sóc nó cả đời.”

Tự kỷ.

Như một tiếng sét phá tan tầng tầng mây mù.

Số phận cuối cùng cũng để lộ ra hàm răng dữ tợn, bộc lộ toàn bộ sự ác nghiệt mà nó dành cho tôi.

Những hành vi rập khuôn, sự phát triển chậm chạp, khó hòa nhập với người khác—những điều từng xảy ra, phút chốc đều có lời giải.

Trẻ tự kỷ, phần lớn bị thiểu năng trí tuệ suốt đời, hành vi kỳ quặc, không thể hòa nhập cộng đồng.

Mẹ mua rất nhiều sách, cũng mượn rất nhiều tài liệu từ dì Triệu.

Mẹ cặm cụi đọc ngày đêm, những thuật ngữ học thuật khô khan dần trở thành một phần trong sinh hoạt thường nhật.

Trẻ tự kỷ, còn được gọi là “những đứa trẻ đến từ vì sao”. Nhưng mẹ không né tránh chủ đề đó, ngược lại, còn ôm tôi đếm sao trên trời, kể rằng việc khác biệt với mọi người không phải là điều sai.

“Tiểu Hà là ngôi sao trên trời. Dù nhìn có vẻ xa cách với thế giới, nhưng vẫn có thể tỏa ra ánh sáng rực rỡ của riêng mình.”

Mẹ kiên nhẫn dạy tôi nói, dạy tôi viết, đưa tôi tiếp xúc với thiên nhiên, giúp tôi học cách hòa nhập và giao tiếp.

Mẹ đã dành toàn bộ thời gian rảnh rỗi của mình cho tôi.

Tôi không được sinh ra trong yêu thương, nhưng lại rất may mắn khi được lớn lên trong yêu thương ấy.

6

Sáu tuổi, ngoài việc hơi ít nói, tôi gần như không còn biểu hiện gì bất thường.

Sau khi liên hệ với các trường học xung quanh, mẹ đưa ra một quyết định táo bạo.

Mẹ giấu bệnh tình của tôi, đưa tôi nhập học tiểu học.

Ngày khai giảng đầu tiên, mẹ đưa tôi đến cổng trường, rồi đứng đó rất, rất lâu.

Mẹ lo lắng vô cùng, nhưng vẫn phải buông tay.

Vì mẹ biết, mẹ không thể chăm sóc tôi cả đời.

Nhưng mẹ không biết,

Thật ra, sáu tuổi tôi đã hiểu được rất nhiều điều.

Các cô y tá trong phòng bệnh từng nói với tôi:

“Mẹ tốt với con như thế, con không được gây rắc rối cho mẹ nữa.”

Dì Triệu dạy tôi:

“Khi nói chuyện phải nhìn vào mắt người khác, lúc chơi không được xô đẩy bạn.”

Tôi biết mình không giống những đứa trẻ khác.

Những bạn nhỏ khác có thể vừa trò chuyện vừa chơi đồ chơi, còn tôi thì không.

Đồ chơi và nói chuyện, với tôi là hai việc hoàn toàn khác biệt, không thể xảy ra cùng lúc.

Điều đó khiến bạn học và thầy cô đều nghĩ tôi lạnh lùng, xa cách, không muốn giao tiếp.

Tôi còn có cảm giác về trật tự rất mạnh.

Đồ chơi, dụng cụ học tập của tôi, tuyệt đối không thể bị sắp xếp lộn xộn.

Những nét vẽ nguệch ngoạc trên vở bài tập, bút vẽ linh tinh lên giấy nháp—với tôi mà nói, đó là điều không thể chịu đựng nổi.

Nhưng tôi vẫn luôn cố gắng nhẫn nhịn.

Bởi vì mẹ mong tôi trở nên “bình thường”.

Tôi không muốn mẹ thất vọng.

Tôi chịu đựng rất giỏi.

Tôi nghĩ, ngay cả sự đau đớn của quá trình phục hồi chức năng cũng đã vượt qua được, thì những trò đùa ác ý hay bắt nạt ở trường, có là gì đâu.

Khi ấy, tôi vẫn chưa hiểu thế nào là “bạo lực học đường”.

7

Khi mẹ dẫn bảo vệ tìm được tôi, tôi vừa từ ống thoát nước trượt xuống mặt đất.

Mẹ lập tức ôm chầm lấy tôi, chẳng màng đến quần áo tôi dơ bẩn thế nào.

Bảo vệ cũng thở phào, mở miệng là quở trách:

“Leo ống thoát nước làm gì hả? Biết mẹ mày lo lắng cỡ nào không?”

Tôi ngẩng đầu, ánh mắt thẳng thắn nhìn anh ta chằm chằm.

Bảo vệ chột dạ, quay đầu đi, im bặt.

Vì sao tôi phải bò theo ống thoát nước để xuống lầu, tất cả những người có mặt ở đó đều hiểu rõ.

Càng cố bao biện, càng ra sức đổ lỗi, cũng không thể thay đổi bản chất sự việc.

Đây chính là bắt nạt một cách trần trụi.

Trên đường về nhà hôm đó, mẹ siết chặt tay tôi, không hỏi lấy một lời.

Chỉ là đến nửa đêm, mẹ một mình ngồi xổm trong nhà vệ sinh, vừa giặt quần áo vừa rơi nước mắt.

Tôi trốn sau cánh cửa, cảm giác trong lòng như bị đâm một nhát, sau đó lại bị xát thêm muối.

Lần đầu tiên, trong tôi nảy sinh cảm giác hận.

Tôi hận những bạn học lấy trò đùa ác ý làm niềm vui, càng hận hơn…

Chính bản thân mình bất lực.

Hôm sau, vừa mở cửa lớp học ra,

Một tràng cười vang lên.

“Nghe nói cậu bò theo ống thoát nước xuống dưới hả?”

“Cậu là khỉ còn chưa tiến hóa à?”

Một đám con trai toe toét cười vây lại, định vén váy tôi lên để xem có cái “đuôi” nào không.

Khoảnh khắc đó, tôi lại thấy lòng mình rất bình tĩnh.

Trong đầu tôi chợt lóe lên kỹ thuật mà bác sĩ khoa chỉnh hình từng dạy.

Ngay sau đó, tiếng hét thảm vang khắp phòng học.

“Đau, đau quá!!!”

Tôi giữ chặt cánh tay đã bị bẻ đến biến dạng, nghiêng đầu nhìn cậu nam sinh vừa định vén váy tôi.

“Buồn cười lắm sao?”

Nói xong, tôi chụm hai tay lại, “rắc” một tiếng, đẩy khớp tay về lại đúng vị trí.

“Cười tiếp đi.”

Nam sinh đó gào rú như lợn bị chọc tiết.

Tôi nhìn gương mặt đẫm nước mắt nước mũi của cậu ta, buông tay ra, chỉ lạnh nhạt nói hai chữ:

“Đồ rác.”

Buổi sáng hôm đó hiếm hoi tôi được tận hưởng chút yên tĩnh.

Tất cả bạn học đều né tôi như né dịch bệnh.

Cậu bạn bị tôi bẻ rồi nắn lại khớp tay vừa khóc vừa lao khỏi lớp, từ đó không quay lại nữa.

Buổi trưa, cô giáo mặt mày âm trầm bước vào lớp:

“Kỷ Hà, em ra đây một chút.”

Trong văn phòng giáo viên, bố mẹ của Điền Gia Bảo đầy vẻ giận dữ.

“Tùy tiện bắt nạt bạn học, đã khiến con trai chúng tôi mang vết thương tâm lý không thể xóa nhòa!”

“Nhà trường nhất định phải cho chúng tôi một lời giải thích!”

“Phải công khai xin lỗi! Nếu không, tôi sẽ cùng ban phụ huynh yêu cầu đuổi học nó!”

Tôi vừa mới bước vào, bọn họ đã nhất quyết định tội cho tôi, đơn phương tuyên án.

Cô giáo cũng không có ý muốn họ thu lại lời.

Điền Gia Bảo tuy hay bắt nạt tôi, nhưng lại rất biết xu nịnh, sợ kẻ mạnh, bắt nạt kẻ yếu. Với thầy cô thì luôn miệng ngọt ngào, lễ phép siêng năng.

Giữa một đứa trẻ nhìn là biết “không bình thường” và một học sinh miệng ngọt tay nhanh, cô giáo Giang rõ ràng đã có sự lựa chọn.

Thế nhưng, mặc kệ bọn họ nói gì, tôi vẫn không xin lỗi.

Cho đến khi—

“Cô Giang, em đến muộn rồi.”

Giọng của mẹ vang lên từ cửa, tôi bất giác quay đầu lại.

Lẽ ra tôi nên nghĩ đến điều này—đã có phụ huynh của bên kia, cô Giang chắc chắn cũng gọi mẹ tôi tới.

Mẹ thấy tôi, nhẹ nhàng vỗ lưng trấn an, rồi bước tới đứng trước mặt tôi, dùng bóng lưng gầy gò chắn hết những ánh mắt mang ý đồ xấu xa.

Cô Giang ra đòn trước.

“Chỉ là đùa giỡn giữa bạn bè, vậy mà Kỷ Hà lại ra tay làm người khác bị thương.”

“Nếu không muốn bị ghi vào học bạ, thì hãy xin lỗi công khai bạn Điền.”

Mẹ ngồi xuống, đưa mắt ngang hàng với tôi:

“Có thể nói cho mẹ biết, đã xảy ra chuyện gì không?”

“Cậu ta định vén váy con, con ngăn lại.”

Mẹ nhìn tôi thật sâu, rồi đứng lên.

“Vậy nên, các người cho rằng vén váy là trò đùa con nít?”

Bố của Điền Gia Bảo đập bàn:

“Chứ còn gì nữa!”

Cô Giang sốt ruột chen vào:

“Không phải thì là gì?”

Mẹ gật đầu, chậm rãi nói:

“Xin lỗi cũng được thôi.”

Tôi siết chặt hai tay, nhưng lại thấy mẹ bình thản tiếp lời:

“Nhưng tôi có một điều kiện.”

“Chỉ cần anh đây—cũng vén váy cô Giang lên giống vậy, thì chúng tôi xin lỗi.”

Ngón tay mẹ chỉ thẳng về phía bố của Điền Gia Bảo.

Bố của Điền Gia Bảo nổi trận lôi đình:

“Cô nói cái gì vậy hả?!”

“Tôi là đàn ông đàn ang, sao có thể làm mấy trò đê tiện như thế!”

Sắc mặt cô Giang cũng thay đổi:

“Mẹ của Kỷ Hà, mong chị chú ý lời lẽ của mình…”

Nhưng lời còn chưa dứt, mẹ tôi đã bật cười lạnh, cắt ngang:

“Vậy tức là vén váy con gái tôi thì chỉ là đùa giỡn, còn vén váy cô Giang thì là lưu manh?”

“Hay là bây giờ chúng ta cùng đi hỏi hiệu trưởng xem hành vi của Điền Gia Bảo có phải quấy rối tình dục hay không!”

“Nếu hiệu trưởng bảo không phải, tôi sẽ lên hỏi Phòng Giáo dục. Phòng Giáo dục mà vẫn bảo không phải, tôi đi hỏi Sở Giáo dục.”

“Đất nước Hoa Hạ rộng lớn như vậy, chẳng lẽ không ai có thể cho mẹ con tôi một công bằng?”

“Các người nói xem, có đúng không?”

Lời vừa dứt, sắc mặt mọi người đều thay đổi.

Cô Giang lập tức đứng bật dậy khỏi ghế:

“Mẹ của Kỷ Hà, chuyện này không cần thiết phải—”

Mẹ của Điền Gia Bảo cũng kéo tay chồng lại, vội vàng xoa dịu:

“Thật ra chuyện này cũng có phần lỗi của chúng tôi, Gia Bảo cũng không bị thương gì nghiêm trọng…”

Điền Gia Bảo trừng mắt, một tay chỉ thẳng vào tôi:

“Cô ta bẻ gãy tay tôi đó!”

Tôi cười lạnh:

“Cái tay này trông vẫn linh hoạt lắm mà, gãy chỗ nào cơ? Hay là để tôi kiểm tra lại cho chắc nhé?”

Điền Gia Bảo nghe vậy, lập tức rụt tay lại, trốn ngay sau lưng bố.

Ông bố thấy vậy giận đến nghiến răng, giơ tay tát mạnh vào lưng con một cái.

Mẹ tôi thu hết tất cả cảnh tượng vào mắt, lạnh lùng nhìn đám người trước mặt:

“Hôm nay, người cần đưa ra lời giải thích không phải tôi, mà là các người.”

“Hôm qua con gái tôi bị nhốt ngoài ban công, cũng là cậu Điền này làm, đúng không?”

“Hôm nay các người nói con tôi gây thương tích, nhưng rõ ràng cậu Điền không hề bị tổn thương gì.”

“Thế nhưng, camera hành lang trường học đã ghi lại rõ ràng ai là người bày trò ác ý hôm qua.”

“Sở dĩ tôi đến trễ, là vì đến phòng bảo vệ lấy bản sao đoạn ghi hình. Bằng chứng rõ ràng.”

Nói đến đây, sắc mặt mọi người càng lúc càng khó coi.

Khóe môi mẹ khẽ nhếch, nở một nụ cười lạnh buốt.

“Thứ hai tuần sau, phải công khai xin lỗi tại buổi chào cờ toàn trường. Nếu không, tôi sẽ lập tức báo cảnh sát.”

“Bạo lực học đường là hành vi phạm tội ở tuổi vị thành niên và sẽ bị ghi vào hồ sơ.”

Nói xong, mẹ chẳng buồn chờ bọn họ đáp lại, nắm tay tôi rời khỏi trường học.

Dưới ánh hoàng hôn, hai mẹ con tôi kéo lê hai cái bóng—một dài, một ngắn.

Gió đêm thổi qua, mái tóc mẹ khẽ lướt qua má tôi, dịu dàng mà âm thầm.

Mẹ không nói gì cả, nhưng tôi cứ thế mà biết—mẹ không vui.

Bất chợt, tôi dừng lại.

“Con đã nói dối.”

“Con đánh cậu ta.”

“Mẹ, con xin lỗi.”

Mẹ quay đầu nhìn tôi.

Tùy chỉnh
Danh sách chương