Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và MỞ ỨNG DỤNG SHOPEE để mở khóa toàn bộ chương truyện.

https://s.shopee.vn/2B3nbuvaN8

Lưu ý: Nội dung trên chỉ xuất hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ. Xin chân thành cảm ơn!

Chương 4

11

Bác sĩ từng nói, người mắc chứng tự kỷ rất khó cảm nhận được cảm xúc của người khác.

Nhưng khoảnh khắc này, tôi cảm nhận rõ rệt thế nào là cảm giác tim đau thắt, ê ẩm đến không thở nổi.

Mẹ giống như một con trai biển.

Luôn dùng phần mềm mại nhất trong lòng mình để che chở cho tôi, nhưng dùng lớp vỏ cứng rắn nhất để đối đầu với thế giới.

Rõ ràng đã dốc hết sức để bảo vệ tôi khỏi giông bão, vậy mà vẫn luôn lo sợ rằng bản thân chưa làm đủ tốt.

Thế nhưng—

“Nếu không có mẹ, con đã sớm trở thành một đống thịt nát dưới cống rồi.”

“Cho dù may mắn sống sót, thì cũng chỉ là một con quái vật nhỏ lạc lõng giữa thế giới này.”

“Mẹ đương nhiên là người mẹ tuyệt vời nhất trên đời.”

Nước mắt mẹ rơi xuống má, lặng lẽ trượt qua làn da.

Mẹ luống cuống quay lưng đi:

“Nói gì thế hả… tự nhiên xúc động làm gì…”

Tôi bước tới, từ phía sau ôm lấy mẹ.

Không biết từ khi nào, tôi đã cao gần bằng mẹ, chỉ còn thấp hơn nửa cái đầu.

Cũng chẳng rõ từ khi nào, mẹ không còn sắm thêm bộ quần áo mới nào cho mình nữa.

Tà áo cũ đã bạc màu vì giặt nhiều, nổi bật bên cạnh chiếc váy mới tinh mà tôi đang mặc.

Trên chiếc bàn ăn đơn sơ, luôn là những loại trái cây mà tôi thích nhất.

Với tôi, mẹ chính là cứu rỗi của đời mình.

Nhưng gặp được tôi, với mẹ… liệu có thực sự là một điều tốt?

“Mẹ ơi, mẹ có từng nghĩ đến chuyện… tìm cho con một người ba không?”

“Mẹ nghe gì thế hả!”

“Bao nhiêu năm qua, chẳng lẽ mẹ không có ai theo đuổi, hay đi xem mặt lần nào à?”

“…Xem ra Tiểu Hà của mẹ, cũng đến tuổi rồi đấy nhỉ.”

“Hả?”

“Thiếu nữ tuổi dậy thì nha~”

“…”

… Tôi xin rút lại câu hỏi được không?

12

Hôm sau, tôi bắt đầu đắm mình trong đại dương toán học.

Trong một môi trường không ai làm phiền, khả năng tập trung cao độ của tôi được phát huy triệt để.

Chỉ cần mẹ không gọi tôi đi ăn, tôi có thể ngồi lì trước bàn học, làm bài suốt cả ngày mà không chớp mắt.

Nhưng trong lòng, tôi vẫn canh cánh một chuyện.

Chờ mẹ ra khỏi nhà, tôi lén lút đến bệnh viện, tìm đến văn phòng của dì Triệu.

Thấy tôi, dì rất vui:

“Sao gầy đi thế này?”

“Đừng tạo áp lực cho mình quá, thi không đỗ cũng không sao hết.”

“Dì nói cho con nghe này, sư huynh của dì sắp tới sẽ ghé thành phố C một chuyến đấy, người này cực kỳ lợi hại…”

Tôi ngắt lời dì, đi thẳng vào vấn đề.

“Dì Triệu, mẹ con thích trẻ con như vậy, sao không tự sinh một đứa?”

Dì Triệu rõ ràng sững lại.

“Là vì có con… nên mẹ không thể có con của riêng mình à?”

Tôi bị dì Triệu tống thẳng ra khỏi văn phòng.

Đã lâu lắm rồi tôi mới được “vinh dự” này, suýt nữa còn thấy… nhớ (đùa thôi, không nhớ gì hết).

Trên đường về nhà, cái mặt tức xì khói của dì Triệu cứ lởn vởn trong đầu tôi.

“Nhóc con chết tiệt, bày đặt tỏ vẻ tội nghiệp.”

“Dì đây học song ngành, có phụ tu tâm lý học trẻ em nhé!”

“Muốn hóng chuyện phải không, lớn rồi biết xía vào việc người lớn rồi hả, về nhà mà hỏi mẹ con ấy!”

Một hồi “hội nghị cấp cao” kết thúc bằng một trận lạnh sống lưng.

Tôi biết ngay mà—trong đám người lớn này, dì Triệu là người không bao giờ dễ bị lừa.

Nhưng giờ cũng chẳng tìm ai để hỏi cho rõ được.

Thôi kệ vậy, lo thi cái đã.

Dù gì thì—có điểm số trong tay, thiên hạ đều thuộc về ta.

Liệu tôi có thể từ một “trẻ thất học” trở thành “miếng bánh ngọt” mà trường nào cũng tranh nhau giành lấy hay không… tất cả còn chờ ở lần này.

13

Tháng Tư, vòng sơ khảo.

Tôi giành hạng nhất một cách không ngoài dự đoán.

Hôm công bố kết quả, mẹ nhận được cuộc gọi từ cô Giang.

“Kỷ Hà cần có mặt ký vào hồ sơ thôi học…”

Mẹ không nói gì, lặng lẽ cúp máy, giữ tất cả những rối ren đó ngoài cánh cửa phòng học của tôi.

Tháng Sáu, vòng chung khảo.

Địa điểm thi ở thành phố A.

Thầy giáo Toán đặc biệt xin nghỉ phép để đi cùng tôi đến dự thi.

Lúc đi ngang qua Đại học A, tôi thấy có một nhóm học sinh từ trong cổng bước ra.

Thầy Toán nói với tôi:

“Đó là mấy đứa thuộc lớp tài năng thiếu niên của A Đại đấy.”

Mắt ông ánh lên vẻ ngưỡng mộ:

“Lớp thiếu niên toàn là thiên tài.”

“Tiểu Hà, sau này em nhất định cũng sẽ trở thành một phần trong số họ.”

Tôi nhìn lướt qua bọn họ, cuối cùng ánh mắt dừng lại nơi gương mặt mẹ.

Mẹ đang nhìn tấm biển tên của Đại học A, trong mắt ánh lên những tia sáng rực rỡ.

“A Đại… giỏi lắm sao?”

“Đương nhiên rồi, đây là trường đại học hàng đầu cả nước.”

Tôi rút lại ánh nhìn:

“Ồ.”

Thi xong rất nhanh, mẹ hiếm khi không tiết kiệm, mời thầy giáo Toán và tôi một bữa ăn lớn.

Hôm sau, kết quả vòng chung khảo công bố—tôi vẫn không ngoài dự đoán, lại đứng đầu.

Người trao giải là một ông già râu trắng, ông xoa đầu tôi:

“Sau này đến A Đại, làm đệ tử cuối cùng của ta nhé?”

Tôi liếc râu bạc trắng của ông, có phần ghét bỏ:

“Ông lợi hại lắm à?”

Thầy giáo Toán khuỵu chân, suýt quỳ tại chỗ:

“Thầy Trần, đừng để bụng lời con bé!”

“Tiểu Hà, đây là Thái sơn Bắc đẩu của giới Toán học trong nước đấy!”

Tôi ngẫm nghĩ, rồi nói tiếp:

“Nếu ông giúp tôi giải quyết chuyện thất học, tôi sẽ đến A Đại, làm đệ tử cuối cùng của ông.”

Thầy giáo Toán đổ mồ hôi như tắm, còn ông già râu bạc thì bật cười sang sảng:

“Một lời đã định!”

Trên đường về, thầy giáo Toán suốt dọc đường không nói gì.

Mãi đến khi chia tay, ông vỗ nhẹ vai tôi:

“Nhờ phúc của em…”

“Chúng ta sắp được xem trò hay rồi.”

14

Quả nhiên, “vở kịch hay” không để chúng tôi đợi quá lâu.

Tin tôi giành giải nhất cuộc thi Toán như một mồi lửa, thiêu rụi toàn bộ hệ thần kinh của thầy cô và bạn học trường tiểu học trực thuộc bệnh viện.

Điện thoại của mẹ suýt chút nữa bị cô Giang gọi đến cháy máy.

Trước kia cô ta còn hùng hổ bắt tôi phải tới ký đơn thôi học, giờ thì hận không thể quay về quá khứ để tự tát bản thân một cái.

Lời lẽ tha thiết, ra sức thuyết phục mẹ tôi cho tôi quay lại trường học.

Các bạn học thì bàn tán xôn xao:

“Người bị tâm thần mà còn đoạt giải nhất thi Toán được sao?”

“Chắc tin đồn trước đây là bịa đặt rồi, Điền Gia Bảo với cô ấy vốn không ưa nhau mà…”

“Dì tôi nói trầm cảm cũng tính là bệnh về thần kinh đấy.”

“Nghe nói một đại sư Toán học muốn nhận cô ấy làm đệ tử, giờ thì hay rồi—đệ tử của một bậc thầy bị đuổi học bởi một cái cớ mơ hồ, mặt mũi thầy ấy để đâu?”

Trong khi đó, các trường khác cũng bắt đầu gửi thư mời nhập học.

“Chào mừng đến với trường chúng tôi, đảm bảo không có bạo lực học đường, con gái chị sẽ được học trong môi trường thoải mái.”

“Trường tôi là trường tư, nhưng nếu con chị tới học sẽ được miễn toàn bộ học phí, lại học theo hệ K12, có thể lên thẳng cấp hai mà không cần thi chuyển cấp…”

Tin tức gửi đến tới tấp.

Nhưng thầy giáo Toán lại khuyên mẹ tôi không nên chọn bất kỳ nơi nào trong số đó.

“Tiểu Hà rất chín chắn, lại có năng lực học vượt trội. Nếu cứ đi theo hệ thống lớp học thông thường, chỉ tổ lãng phí tài năng và thời gian.”

“Lên thẳng cấp hai là con đường đơn giản và tiết kiệm thời gian nhất.”

Nhưng lại phát sinh một vấn đề—mặc dù tôi nhận được lời mời từ trường cấp hai, nhưng tất cả đều có một điều kiện tiên quyết:

Tôi phải có học bạ.

Mà hiện tại, tôi vừa bị thôi học.

Lấy đâu ra học bạ?

Đúng lúc này, hiệu trưởng trường tiểu học trực thuộc bất ngờ đích thân tới nhà:

“Trước kia là hiểu lầm thôi. Tiểu Hà là thiên tài do trường chúng tôi đào tạo ra.”

“Học sinh và phụ huynh tung tin đồn đã bị xử lý nghiêm khắc, mong cháu quay lại trường tiếp tục học.”

“Tin đồn à?”

Tôi hơi nghi hoặc—chẳng phải tôi là người tự miệng thừa nhận còn gì?

Hiệu trưởng khẽ cười:

“Bạn Điền Gia Bảo trong lúc chưa làm rõ sự thật đã tung tin bịa đặt về bạn học, đây là hành vi bạo lực học đường, chúng tôi đã buộc thôi học cậu ta.”

“Còn nữa, cô Giang nhận quà trái quy định, vượt quyền xử lý, dẫn đến việc em bị thôi học.”

“Những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp như vậy, đã bị buộc thôi việc.”

15

Hiệu trưởng nói, thủ tục thôi học của tôi thật ra vẫn chưa hoàn tất, nên chỉ cần tôi đồng ý, vẫn có thể đăng ký vào trường cấp hai dưới danh nghĩa học sinh của tiểu học trực thuộc.

“Vậy tức là… con không cần quay lại học ở trường cũ nữa, đúng không ạ?”

“Đúng thế.”

Tôi đương nhiên là sung sướng không để đâu cho hết, chẳng phải làm gì cả, chỉ cần chờ đến kỳ nhập học để vào trường cấp hai mới.

Nhưng một sự thay đổi lớn như vậy, cảm giác vẫn có chút… bất thường.

Mẹ cũng thấy có gì đó không ổn:

“Mặc dù con giành được giải, nhưng trường tiểu học lại làm tới mức này, cứ thấy lạ sao ấy.”

Cuối cùng, vẫn là thầy giáo Toán giải đáp mọi thắc mắc:

“Ngày đầu tiên Tiểu Hà quay về thành phố C, vị Thái Đẩu kia đã gọi thẳng đến Sở Giáo dục thành phố.”

“Ngày hôm sau, hiệu trưởng trường tiểu học trực thuộc bị triệu tập đến giáo vụ để làm bản tường trình.”

“Tiểu Hà, có một người thầy như thế, con nhất định sẽ có tương lai rực rỡ.”

Miệng tôi há thành hình chữ O.

Thật không ngờ, ông già râu bạc ấy lại lợi hại đến vậy.

Tự dưng tôi thấy có chút tôn trọng tấm huy chương mà mình từng dùng để kê chân bàn.

Nhờ “đòn trợ công” thần thánh của hiệu trưởng, tôi thuận lợi đăng ký vào trường cấp hai tốt nhất trong thành phố.

Lúc quay lại trường cũ lấy hồ sơ, đúng lúc họ đang họp chào cờ buổi sáng.

Ngay trước mặt toàn thể giáo viên và học sinh, hiệu trưởng từ trên sân khấu gọi tôi lại đúng lúc tôi đang định… chuồn nhanh.

“Sau đây, mời bạn Kỷ Hà lên sân khấu chia sẻ phương pháp học tập, xin mọi người cho một tràng pháo tay nào!”

Tôi bị ép đứng lên sân khấu.

Nhìn biển người mênh mông bên dưới, có người quen, cũng có người lạ.

Ánh mắt tôi xuyên qua họ, cuối cùng dừng lại nơi mẹ—đang đứng ở cuối hàng.

Bàn tay tôi siết chặt micro, bất chợt cảm thấy có sức mạnh.

Tôi thực sự có vài lời muốn nói, nhưng không phải điều mà hiệu trưởng mong đợi.

“Tôi là một bệnh nhân tự kỷ.”

“Trong hệ thống bệnh viện, tự kỷ thuộc về khoa Tâm thần.”

“Nên việc các người nói tôi bị tâm thần, cũng không thể gọi là bịa đặt.”

“Nhưng tự kỷ không lây, không gây hại. Tôi chưa từng chủ động làm tổn thương bất kỳ ai trong trường.”

“Trừ khi đó là hành vi tự vệ trước những tổn thương mà tôi phải nhận.”

“Hiệu trưởng hy vọng tôi chia sẻ phương pháp học tập.”

“Nhưng tôi không có gì để chia sẻ, bởi cách học của tôi—các bạn không sao sao chép được.”

“Thay vào đó, tôi muốn nhân dịp này gửi lời cảm ơn đến mẹ của tôi.”

“Mẹ luôn nói tôi là ngôi sao trên trời, là món quà mà ông trời ban tặng.”

“Vậy thì… con nguyện trở thành ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm ấy—soi sáng đường về.”

Trên đường về, mẹ khóc đến mức nghẹn ngào không thành tiếng.

Tôi không an ủi, chỉ lặng lẽ nắm chặt tay mẹ.

Thật ra, tôi đã nhìn thấy bệnh án của mẹ trong phòng làm việc.

Trước khi nhận nuôi tôi, mẹ cũng vừa trải qua một cuộc sảy thai và ly hôn.

Có lẽ, vào khoảnh khắc bế tôi từ phòng vệ sinh lên,

Mẹ đã nghĩ đến đứa con từng mất của mình.

Vì vậy, mẹ không đành lòng để tôi bị vứt vào trại trẻ mồ côi.

Mẹ nhận nuôi tôi, bất chấp ánh mắt dè bỉu từ mọi người, vất vả nuôi tôi khôn lớn.

Mẹ đã che chắn cho tôi khỏi gió mưa, dù cho tôi có thể cả đời này cũng không thể trở nên xuất chúng.

Nhưng, cái lý do ban đầu đó, bây giờ đã không còn quan trọng nữa.

Tình yêu của mẹ—đã thắp lên ánh sáng cho sinh mệnh của tôi.

Vì vậy, tôi cũng nguyện dốc toàn lực,

Để đáp lại tình yêu ấy.

Phật nói: “Phát tâm vì lợi tha, cầu Vô thượng Bồ Đề.”

Đường còn dài, chúng ta cứ thế—từ tốn mà đi.

— Hoàn —

Tùy chỉnh
Danh sách chương