Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và MỞ ỨNG DỤNG SHOPEE để mở khóa toàn bộ chương truyện.

https://s.shopee.vn/7V4rJFqCAr

Lưu ý: Nội dung trên chỉ xuất hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ. Xin chân thành cảm ơn!

Chương 1

1.

Tôi trọng sinh rồi. Mở mắt ra, đã quay về năm tôi sáu tuổi.

Và cảnh đầu tiên tôi thấy—là bố tôi đang ôm chặt dì Quế nhà hàng xóm, kéo bà ấy vào phòng trong.

Lúc ấy là đêm Giao Thừa năm 1988. Cả làng đều tụ về nhà trưởng thôn, ăn cưới con trai ông.

Mẹ tôi và bà nội thì đang bận phụ bếp trong sân sau.

Còn tôi, thì chạy một mạch tới nhà trưởng thôn.

Giữa lúc nghi lễ đang long trọng diễn ra, dân làng tụ đầy trong sân, tôi phóng lên bục chủ lễ, giật phăng chiếc micro trong tay người dẫn chương trình, rồi gào to:

“Mọi người mau cứu dì Quế với! Bố cháu lột quần bà ấy ra rồi đánh…”

Người dẫn chương trình sững người trong hai giây rồi vội vàng lao tới giành lại micro.

Nhưng tôi sống chết không buông, giãy giụa hét lên đến khản cổ:

“Cứu người đi mà! Dì Quế cứ xin tha mà bố cháu không chịu dừng lại! Vẫn đánh, đánh mãi không thôi…”

Khoảnh khắc ấy, không khí vỡ òa. Dân làng đồng loạt đứng dậy, ánh mắt rực sáng như vừa trúng số độc đắc.

2.

Dân làng đồng loạt kéo nhau chạy thẳng về nhà tôi, chân tay thoăn thoắt như thể đang tham gia cuộc thi chạy 100m.

Bà nội tôi thì đứng trước cổng, gào đến khản giọng:

“Đừng nghe lời con nít bịa chuyện! Không có gì hết! Mau quay về đi!”

Nhưng ai rảnh mà nghe? Mấy người ham chuyện chạy còn nhanh hơn thỏ, chẳng ai buồn để ý lời bà.

Chớp mắt, cả làng đã chen chúc trong sân nhà tôi.

Vài anh trai độc thân trong làng không nói không rằng, ba chân bốn cẳng đá tung cửa phòng trong.

Lúc tôi chui qua giữa chân người lớn vào được bên trong, thứ đập vào mắt—là thân thể trần truồng trắng bóc của bố tôi và dì Quế.

Bố tôi lúng túng kéo quần lên, còn dì Quế thì vơ vội chăn bông quấn quanh người, mặt mày hoảng loạn.

Mẹ tôi lúc ấy vừa về đến, hất tay đám người ra, lao đến nắm tóc dì Quế kéo ra giữa sân.

3.

Mẹ tôi vốn nổi tiếng khắp mười dặm tám làng là người phụ nữ đảm đang, nhẫn nhịn.

Từ ngày về làm dâu, chưa từng cãi nhau tay đôi với ai, lại càng chưa từng làm lớn chuyện.

Nhưng hôm nay—mẹ tôi như hóa điên.

Bà vung tay tát liền tám cái như mưa rơi, khiến mặt mũi trắng trẻo của dì Quế sưng vù chỉ trong tích tắc.

Còn bố tôi, người vẫn luôn cưng chiều gọi dì Quế là “cục cưng”, giờ lại chui rút trong phòng như con rùa, không dám ló đầu ra.

Mẹ của dì Quế nhà sát bên, thấy con gái bị đánh thì chạy tới can.

Mẹ tôi không thèm nể mặt, tay không chệch hướng, tặng luôn bà ấy vài bạt tai cho “có cặp có đôi”.

Chuyện tới mức này, trưởng thôn và vợ ông—vốn là Chủ nhiệm Hội Phụ nữ—cũng phải bỏ dở tiệc cưới, hớt hải chạy đến can ngăn.

Cuối cùng, bố tôi và dì Quế—hai kẻ “bỉ ổi nhất năm”—bị dân làng trói quặt tay sau lưng, quỳ rạp trong sân, người không ra hồn, áo quần xộc xệch.

Mẹ tôi mặt mày tái xanh, ôm chặt lấy tôi, đôi mắt đầy căm phẫn nhìn chằm chằm hai kẻ đang quỳ rạp giữa sân.

Bà nội tôi thì khác hẳn. Từ xưa đến nay vốn nổi tiếng bênh con như chúa, thấy con trai bị vạch mặt giữa bàn dân thiên hạ thì lập tức lao lên định che chắn.

Nhưng chưa kịp đến gần, đã bị vợ trưởng thôn ấn chặt xuống đất, không nhúc nhích được.

Mẹ tôi vốn điềm đạm bao nhiêu thì bà nội tôi lại tai tiếng bấy nhiêu—nổi danh khắp vùng là “máy bay chiến đấu cấp bà”, đụng chuyện là quăng bom, mở miệng là gây sự.

Ngày thường bà gây thù chuốc oán không ít, đặc biệt là với mấy bà lão sống gần.

Giờ thì hay rồi—mấy bà ấy nắm ngay cơ hội ngàn năm có một này mà “tát nước theo mưa”, thi nhau buông lời mỉa mai:

“Con mình làm chuyện mất mặt như thế mà còn bênh, nghĩ sao vậy trời?”

“Cây cao thì cành cong, mẹ thế nào thì con thế nấy thôi!”

Nói đi cũng phải nói lại, chuyện này bà nội tôi cũng bị vạ lây.

Bà vốn chẳng ưa gì dì Quế, từ lâu đã chê bà ta lười biếng, chẳng làm được việc gì tử tế.

Chuyện bố tôi với dì Quế vụng trộm, đến hôm nay bà mới hay.

Bà trợn mắt chỉ tay vào mặt dì Quế, gào ầm lên:

“Chắc chắn là con hồ ly tinh này dụ dỗ con trai tôi! Trưởng thôn, ông đánh chết con đàn bà mất nết này cho tôi!”

4.

Nghe đến câu “đánh chết con hồ ly tinh này cho tôi”, mẹ của dì Quế lập tức không chịu nổi nữa.

Bà ấy vứt sạch thứ gọi là “tình cách mạng hàng xóm thân thiết” thường ngày, nhào thẳng lên đẩy bà nội tôi ngã ngửa ra đất, miệng chửi ầm:

“Con gái tôi bị con trai bà cưỡng bức đấy! Chúng tôi phải kiện hắn ra toà! Có cho hắn chết tôi cũng chưa hả giận!”

Thế là chưa đầy một phút sau, hai bà già—một bên là mẹ chồng quốc dân, một bên là mẹ nữ phụ tai tiếng—lao vào nhau, túm tóc, tát tai, đánh đến náo loạn.

Tiếng “bốp bốp” vang dội cả sân, xung quanh người xem vừa sợ vừa phấn khích, đúng kiểu xem kịch sống không cần vé.

Mẹ tôi thì lúc này đã dần bình tĩnh lại.

Bà không xen vào cuộc hỗn chiến kia, chỉ đứng một bên ôm tôi thật chặt, đôi mắt lạnh băng, môi mím chặt không nói một lời.

Cái ôm ấy… khiến tôi cảm nhận được một nỗi sợ sâu kín—như thể chỉ cần buông tay là sẽ mất tôi mãi mãi.

Ngay khoảnh khắc đó, một suy nghĩ bỗng xuất hiện trong đầu tôi.

Một suy nghĩ táo bạo, điên rồ, nhưng khiến máu trong người tôi sôi sùng sục.

Trong lúc ấy, trưởng thôn đã gọi vài người lực lưỡng đến, trói bố tôi lại rồi lôi về nhốt trong phòng củi nhà ông.

Còn dì Quế thì bị Chủ nhiệm Hội Phụ nữ áp giải về trụ sở Ủy ban thôn để “trông coi đặc biệt”.

Dù gì cũng là ngày Tết, chẳng thể để cái vụ bê bối này phá tan không khí đón xuân của cả làng.

Người xem vãn dần, tuy vẫn ngoái đầu lại ba lần một bước, lưu luyến chẳng muốn rời.

Từ hôm nay, cái nhà này… sẽ chẳng bao giờ còn được yên ổn nữa.

5.

Đêm ấy, mẹ ôm tôi trong lòng, nước mắt lặng lẽ chảy không ngừng.

Bà cứ nhìn tôi mãi—như thể có nhìn bao lâu cũng không đủ.

Tôi trầm ngâm rất lâu, cuối cùng cũng mở miệng nói:

“Mẹ còn nhớ xưởng may Bướm Đỏ ở thành phố S không?”

Câu vừa dứt, mẹ lập tức mở to mắt nhìn tôi, vẻ mặt kinh ngạc không tin nổi.

Tôi không kìm được nữa, nhào vào lòng bà, nức nở:

“Mẹ ơi… con cũng giống mẹ, con cũng trọng sinh rồi…”

Đúng như tôi đoán—mẹ cũng là người đã sống lại từ kiếp trước.

Mẹ tỉnh lại khi đang mệt rã rời, ngủ gục trong bếp nhà trưởng thôn.

Còn chưa kịp hiểu gì thì tôi đã chạy đi gọi cả làng về “bắt gian tại trận”.

Vì vậy mà mẹ mới mất kiểm soát, ra tay như thể hóa thân thành người khác, không còn là người phụ nữ cam chịu của ngày thường.

Đêm ấy, tôi và mẹ ngồi bên nhau, lần lượt xâu chuỗi tất cả những gì đã trải qua trong kiếp trước.

Từng mảnh ký ức như lưỡi dao bén—cắt vào tim, rỉ máu.

Cuối cùng, chúng tôi cùng nhau vạch ra kế hoạch cho kiếp này.

Tóm gọn lại trong tám chữ:

“Có oán báo oán, có thù trả thù.”

6.

Sáng mùng Một Tết, tôi và mẹ ngủ một giấc say sưa đến tận mặt trời lên cao.

Nếu là trước đây, mẹ tôi chắc chắn đã dậy từ tờ mờ sáng: nhóm bếp nấu cơm, quét dọn sân nhà, rồi còn phải khúm núm “mời” bà nội tôi ra ăn sáng.

Mỗi lần mẹ lên thị trấn làm công, bà nội chẳng thèm động tay động chân, toàn bắt đứa con nít sáu tuổi là tôi lo chuyện bếp núc.

Tôi phải lo nấu cháo, hấp bánh bao, còn bà thì ngủ đến trưa như bà hoàng, mở mắt ra là có cơm nóng canh ngọt chờ sẵn.

Nhưng thời đại đó… đã chính thức chấm dứt từ hôm qua rồi.

Quả nhiên, đến tầm hơn bảy giờ, bà nội bắt đầu đập ầm ầm vào cửa phòng tôi và mẹ:

“Cái đồ đàn bà lười chảy thây kia, còn không dậy nấu cơm! Định để tao chết đói hả?!”

Tôi và mẹ trùm chăn, coi như không nghe thấy.

Ai ngờ bà nội nổi máu điên, vác luôn búa tạ đập gãy cửa phòng—chỉ ba nhát là phá tan tành.

Bà hùng hổ xông vào, một tay giật tung chăn bông.

Lúc ấy tôi và mẹ còn đang say ngủ vì tới gần sáng mới chợp mắt. Bị dựng dậy giữa giấc mơ, cả hai lập tức phát cáu.

Mẹ tôi không nói không rằng, xô mạnh bà nội ra, lớn tiếng quát:

“Muốn ăn thì tự đi mà nấu! Không thì nhịn đói đi!”

Tùy chỉnh
Danh sách chương