Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và MỞ ỨNG DỤNG SHOPEE để mở khóa toàn bộ chương truyện.

https://s.shopee.vn/AKP2gKZZAY

Lưu ý: Nội dung trên chỉ xuất hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ. Xin chân thành cảm ơn!

Chương 2

5.

Tôi không biết đã bao lâu trôi qua.

Cơn đau nhói trong tim dần dần biến thành cảm giác tê dại. Không còn nhức nữa… nhưng lạnh.

Trần Tử Ngôn bước ra khỏi phòng.

Vừa đi vừa cầm điện thoại:

“Lát nữa gánh team nha, để anh ăn cái đã!”

Cậu ta đi thẳng tới bàn ăn, đứng khựng lại vài giây, rồi rảo bước vào bếp lục lọi một vòng.

Quay lại, đứng chắn trước mặt tôi, trợn mắt hỏi:

“Sao không nấu cơm?”

Không nấu à?

Tôi chớp mắt. Thật sự không nhận ra hôm nay mình chưa vào bếp.

Rắc!

Một tiếng giòn tan.

Tử Ngôn thẳng tay ném chiếc bát xuống đất.

Tôi lặng người nhìn mảnh sứ văng tung toé, hoa văn in trên đó rất quen.

Đó là bộ bát đĩa mẹ ruột tặng tôi khi mới kết hôn.

Qua bao năm, cái thì bể, cái thì mẻ, giờ chỉ còn đúng một cái duy nhất này.

Miệng bát đã sứt từ lâu, nhưng tôi vẫn không nỡ vứt.

Thế mà giờ… nó nát thật rồi.

Tử Ngôn chống tay lên hông, gằn giọng:

“Ý gì đây hả? Mẹ đang giở trò chiến tranh lạnh với con à? Không nấu cơm là định chơi bài tuyệt thực để ép con hả?

Ok, mẹ không nấu thì con đặt đồ ăn ngoài mỗi ngày!

Miễn là mẹ đừng thấy xót tiền là được!”

Nói xong, nó mở điện thoại, vừa lướt menu vừa hùng hồn đọc to từng món:

“Ba ký tôm hùm cay Tứ Xuyên, một phần sườn chua ngọt chiên giòn, hai ký xương cừu hầm cay, một dĩa cua rang me.

À mà… cho bố tôi hai chai bia lạnh luôn nhé!”

Nó đọc xong thì ngẩng đầu lên, nhìn tôi với ánh mắt thách thức.

Ngay sau đó, điện thoại tôi ting một tiếng—đã thanh toán 564 tệ.

Nó đặt đồ ăn bằng thẻ của tôi.

Đó là… ba ngày lương của tôi.

Nó liếc nhìn sắc mặt tôi, giễu cợt:

“Đau ví rồi hả? Ai biểu mẹ không nấu cơm cho con?”

Trước đây đúng là tôi hay cấm nó gọi đồ ăn bên ngoài.

Vừa đắt, vừa không lành mạnh chút nào.

Giờ nhìn vào lịch sử chi tiêu, tôi chỉ thấy… nghẹn.

Trần Tử Ngôn giờ không còn là đứa con trai tôi từng ôm ấp nuôi nấng, mà giống như một món nợ—đội lốt con người, biết nói chuyện và biết rút tiền.

Tôi còn chưa kịp thở ra, thì Trần Hữu Chí (chồng tôi) về.

Thằng bé như biến thành người khác, chạy vèo ra đón:

“Bố ơi! Con gọi đồ ăn rồi nhé, lát nữa hai bố con mình ăn cùng!”

6.

Tôi lặng lẽ đứng dậy, đầu óc choáng váng như có ai đang dội búa vào hai thái dương.

Nhìn thêm một cái về phía hai cha con ấy, tôi cũng thấy buồn nôn.

Trần Tử Ngôn túm lấy tay tôi, hỏi ráo riết:

“Rốt cuộc khi nào mẹ lo xong chuyện du học cho con?”

Tôi ngẫm nghĩ vài giây, rồi trả lời nhẹ như không:

“Cứ chờ tin đi.”

Nó mừng rỡ đến mức cười toe toét, quay sang bố nó liếc mắt đầy đắc ý.

Tôi nằm vật ra giường, trở mình hết lần này đến lần khác.

Tim tôi trống rỗng.

Trước kia tôi luôn tự nhủ: còn con, còn sức.

Chỉ cần nó còn học, tôi có thể chịu đựng tất cả.

Nhưng lúc này đây, cái động lực ấy như bị ai khoét sạch.

Tôi chưa bao giờ cảm thấy kiệt sức đến thế.

Từ phòng khách, vang lên tiếng bóc tôm, tiếng cười hả hê và những lời đối thoại như từng mũi dao đâm thẳng vào lồng ngực tôi:

“Bố à, chiêu này của bố đúng là tuyệt! Nếu không phải bố khuyên con bỏ thi đại học để ép mẹ, mẹ đâu có chịu rút ví tài trợ du học cho con!”

Trần Hữu Chí đang ngà ngà men rượu, cũng cao hứng theo:

“Chứ sao! Hai mươi năm qua, tao không biết nắm thóp bà ta thế nào chắc? Miệng thì sắc, nhưng tim lại mềm như bún. Mà lại keo kiệt!

Không dí dao vào cổ thì đừng mong bà ta chịu nhả tiền.”

“Chứ tiền mẹ dành dụm ra chẳng phải để cho con tiêu à? Con chịu không nổi luôn ấy, giá mà mẹ đồng ý ngay từ đầu thì đỡ phải bày đủ trò, đúng là… cởi quần để đánh rắm – dư thừa!”

Họ cười vang.

“Con trai à,” – Trần Hữu Chí hạ giọng như đang nhắc nhở –

“Con chắc là tiền đó dùng cho con à? Ông bà ngoại con già cả thế rồi, nay ốm mai đau, không phải tốn tiền bệnh viện à?

Năm ngoái ông ngoại mày mổ cái hết hơn một vạn, con biết một vạn đó mua được bao nhiêu tôm hùm không?”

“Tôi thấy mẹ cứ mù mờ,già rồi thì chết là vừa, sống chỉ tổ tốn tiền!”

“Phải đó! Ai nói cũng không nghe. Nhưng mẹ mà, chỉ có mỗi mình con là con trai, có móc tim ra cho con, bà ấy cũng chịu.

Đừng nói bán nhà, bán thân chắc cũng làm được ấy chứ!

Mẹ con ấy mà… tầm nhìn hạn hẹp lắm.

Còn bố thì khác! Bố chỉ có mình con là con trai, con vui thì bố cũng vui!”

“Vẫn là bố tốt nhất!”

“Bố yên tâm, sau này con ra nước ngoài ổn định rồi, con sẽ đón bố sang sống cùng.

Ở bên đó, rửa bát thôi cũng kiếm được khối tiền, đều là tiền đô đó bố!

Hai bố con mình kiểu gì chả sống như ông hoàng bên đó!”

Bỗng dưng Trần Hữu Chí hỏi một câu hiếm thấy:

“Thế… còn mẹ mày thì sao?”

Trần Tử Ngôn cười khẩy, giọng đầy ghét bỏ:

“Còn mang bà ấy theo à? Bà ấy sang đó chỉ tổ phiền chết!

Lằng nhằng như thế, chắc gì đã chịu nổi môi trường bên đó?

Cho bà ấy ở lại trong nước làm việc kiếm tiền nuôi hai bố con mình là được rồi!”

Trần Hữu Chí phá lên cười:

“Phải, đúng, đúng rồi! Không mang bà ấy theo!”

7.

Tôi nhìn trân trân lên trần nhà, ánh mắt vô hồn, tim thì run rẩy từng cơn.

Trần Tử Ngôn lúc nhỏ là do bố mẹ tôi thay nhau bồng bế nuôi nấng.

Tôi vẫn luôn tin rằng nó rất yêu quý ông bà ngoại.

Còn bố mẹ tôi, từ ngày tôi lấy chồng, luôn xem Trần Hữu Chí như con ruột.

Anh ta thất nghiệp bao năm, không việc làm ổn định, việc lớn thì không đủ năng lực, việc nhỏ lại chê bai – tất cả gánh nặng trong nhà đổ lên vai tôi.

Vì thế mà tôi và anh ta cãi nhau như cơm bữa.

Bố mẹ tôi sợ anh ta bị tôi quản chặt, cứ vài hôm lại dúi tiền cho anh.

Năm ngoái bố tôi phải mổ, chi tiêu lớn, tôi vẫn thấy áy náy.

Tôi tự nhủ, số tiền tôi bỏ ra chữa bệnh cho ông, nói là hiếu thuận thì không bằng nói là để xoa dịu chính cái cảm giác tội lỗi của bản thân.

Vậy mà hôm nay, tôi mới cay đắng nhận ra—

hai kẻ trắng mắt vô ơn ấy đã âm thầm tính toán cả ông bà ngoại.

Cái “tương lai rực rỡ” mà họ mơ tới, thực chất là được đổi bằng cảnh tôi và bố mẹ phải ly tán, sống lay lắt không nhà!

Họ muốn bay cao, bay xa, sống sung túc, thong dong, ăn tôm hùm uống bia,

– còn tôi, chỉ là con đường lát máu dưới chân họ.

Tôi từng nghĩ Trần Hữu Chí chỉ là một kẻ bất tài, nhu nhược, nhưng ít nhất còn chung một chiến tuyến với tôi.

Chẳng ngờ chính anh ta là người bày mưu đặt kế, đẩy con lên tuyến đầu, dùng đòn tự huỷ để ép tôi đầu hàng.

Nỗi đau dâng đến tận cùng—mắt tôi khô khốc.

Khóc cũng không khóc nổi nữa.

8.

Tôi vẫn còn sững người thì điện thoại vang lên một tiếng “ting”.

Đã 12 giờ đêm.

Sinh nhật Trần Tử Ngôn.

Nó mười tám tuổi rồi. Thành người lớn rồi.

Tôi cứ tưởng đêm nay sẽ thao thức trắng đêm, vậy mà không ngờ lại mơ màng thiếp đi lúc nào chẳng biết.

Khi tỉnh dậy, Trần Tử Ngôn và Trần Hữu Chí đã ăn mặc chỉn chu, đứng đợi tôi.

Chợt tôi sực nhớ—trước kỳ thi đại học, tôi đã đặt bàn trước tại nhà hàng, định bụng năm nay phải tổ chức sinh nhật thật đàng hoàng cho con trai.

Hồi ấy tôi nghĩ, thi xong rồi, phải cho con xả hơi một bữa thật vui.

Sau này nó vào đại học, xa mẹ, càng không dễ có dịp quây quần.

Tôi muốn nó có một buổi sinh nhật khó quên.

Mở tủ ra, không thấy bộ đồ nào tươm tất cả.

Cuối cùng đành khoác đại một chiếc váy đã cũ từ 7-8 năm trước.

Trần Tử Ngôn liếc tôi, mặt lộ rõ vẻ khó chịu:

“Ăn mặc kiểu này quê chết đi được! Hôm nay bạn con cũng đến đấy! Mẹ gọi thêm nhiều món một chút nhé, đừng có keo kiệt như mọi khi.”

Tôi nhìn nó, ánh mắt thản nhiên đến lạnh lẽo.

Bỗng dưng tôi thấy… thương hại nó.

Vì nó không biết—đây sẽ là sinh nhật cuối cùng trong đời nó được tổ chức bên mẹ.

Sau hôm nay, trách nhiệm nuôi dưỡng của tôi chấm dứt.

Tôi… sẽ buông tay. Tôi không cần nó nữa.

9.

Tới nhà hàng, bạn bè của Trần Tử Ngôn đã đến từ trước.

Nó lần lượt đấm tay, ôm vai bá cổ với từng đứa, rồi không quên khoe mẽ đầy khí thế:

“Anh em mình tranh thủ tụ họp nhiều vào nha! Không thì mai mốt tôi đặt chân sang Mỹ hay Anh rồi, phải cả năm rưỡi mới gặp lại nhau đó!

Mùa hè này chơi xả láng luôn!”

Tôi nhận ra hết mấy đứa bạn nó—đều là con nhà có điều kiện.

“Ủa, mày thực sự đi du học hả? Hồi đó tụi tao tưởng mày chỉ nói chơi chơi thôi chứ!”

“Chứ sao, chuyện tao đã quyết thì không gì không làm được!”

Nói xong, nó còn liếc xéo tôi, ánh mắt thách thức không hề che giấu.

Lúc gọi món, Trần Hữu Chí tỏ vẻ “bố tốt”:

“Gọi thoải mái đi, chọn món đắt nhất ấy! Hôm nay bố bao!”

Tôi suýt phì cười.

Bao bằng gì? Bằng tiền của tôi chứ ai!

Còn bày đặt làm màu trước mặt con, đúng là mua sĩ diện bằng ví người khác.

Trần Tử Ngôn hào hứng gọi liền mấy món đắt đỏ.

Tôi cũng chẳng buồn ngăn. Cứ xem như hôm nay được ăn một bữa ngon, bù lại bao năm nhịn khổ vì gia đình.

Một vài họ hàng đến, hỏi thăm chuyện thi cử của nó.

Nó ngồi ngả người ra ghế, trả lời đầy kiêu ngạo:

“Tôi không thi đại học. Tôi định đi du học.

Vốn tiếng Anh của tôi tốt lắm, thi IELTS hay TOEFL không phải vấn đề gì. Tôi định apply vào top 50 trường hàng đầu thế giới, chất lượng còn hơn mấy cái trường trong nước!”

“Sau này học xong có thể ở lại, hoặc về nước cũng được. Mà về thì cũng là du học sinh từ nước ngoài về, vào mấy công ty lớn, lương trăm ngàn là chuyện nhỏ!

Tôi lên kế hoạch xong hết rồi!”

Mọi người nhìn tôi—mắt đầy kinh ngạc.

Thấy không ai vỗ tay hay chúc mừng, Trần Tử Ngôn hơi cáu, nói lớn:

“Thôi, đừng nhìn mẹ tôi! Bà ấy chẳng hiểu gì đâu, tất cả đều là do tôi tự quyết!”

Một vài người khách cười giả lả, đưa ngón cái lên khen lấy lệ:

“Ôi giời, Tử Ngôn lớn rồi, có chí khí thật đấy!”

Nó cười sướng rơn, mặt mày như đang bay giữa mây trong tràng vỗ tay của chính nó tưởng tượng ra.

Tôi lặng lẽ ăn, không lên tiếng.

Nhiều món trên bàn—tôi chưa từng được ăn trong đời.

Phải công nhận một điều, đắt tiền cũng có lý do của nó, thật sự rất ngon!

Mấy người họ hàng có con cái cũng bắt đầu quay sang hỏi han, nhao nhao muốn học hỏi kinh nghiệm nuôi dạy con từ tôi.

Có người còn tò mò hỏi nhỏ:

“Chị giỏi thật đó, làm sao xoay được từng ấy tiền cho Tử Ngôn đi du học vậy?”

Tôi cũng đã ăn gần no rồi, bèn từ tốn đặt đũa xuống, mỉm cười đáp:

“Thôi, đừng học tôi. Tôi thấy mình là một người mẹ… cực kỳ thất bại.”

Tùy chỉnh
Danh sách chương