Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và MỞ ỨNG DỤNG SHOPEE để mở khóa toàn bộ chương truyện.

https://s.shopee.vn/8AKY6eIodQ

Lưu ý: Nội dung trên chỉ xuất hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ. Xin chân thành cảm ơn!

Chương 4

11.

Không liên lạc được với mẹ, anh trai tôi chạy tới tận dưới công ty để chặn tôi.

Lúc nghỉ giải lao, tôi nhìn qua ô cửa kính lớn thì thấy anh đang thấp thỏm đứng dưới tầng.

Tôi cố tình không xuống hầm gửi xe, để anh ta bắt gặp.

Có lẽ cũng biết việc mình làm chẳng vẻ vang gì, nên anh kéo tôi vào một con hẻm vắng vẻ gần đó.

“Triệu Chân Ái, mày giấu mẹ ở đâu rồi?”

“Tôi có giấu đâu. Mẹ đi làm, bận rộn lắm, không nghe máy được cũng bình thường thôi.”

“Đi làm?”

Anh tôi nhếch mép cười đầy mỉa mai.

“Bà ta không có bằng cấp, cũng chẳng có kinh nghiệm, làm được việc gì?

Mày bảo bà ấy mau cút về mà chăm bố, tao sống thế này từng ngày chịu không nổi nữa rồi!”

Tôi liếc nhìn anh từ đầu đến chân.

Mặt hốc hác, râu ria tua tủa, áo quần dính đầy vết dầu mỡ.

Tôi bật cười:

“Mẹ đang làm giúp việc cho một gia đình, tháng tám ngàn tệ.

Muốn mẹ quay về cũng dễ thôi.

Chỉ cần mỗi tháng các người trả cho bà sáu ngàn, đảm bảo ngày mai bà quay về phục vụ các người chu đáo luôn.”

“Đm mày, mày nằm mơ à?!”

Anh tôi nổi khùng:

“Mẹ chăm sóc tụi tao là chuyện đương nhiên!

Có nhà nào mà bà già trong nhà trông nom cả nhà lại đòi tiền không?

Chỉ có mày với con mẹ mày mới trơ trẽn làm ra cái chuyện mất mặt như thế!”

Trơ trẽn…

Nực cười thật.

Còn ai có thể trơ trẽn hơn đám người nhà họ Triệu các người?

Thấy sắc mặt tôi lạnh dần, anh tôi mới chột dạ, nhận ra hôm nay mình đến là để cầu xin.

Anh đổi giọng:

“Chân Ái à… chuyện này cũng không thể trách anh.

Tính mẹ em xưa giờ khờ khạo, chị dâu nói gì cũng nghe.

Em nghĩ coi, cưới được vợ dễ dàng gì, anh không dỗ vợ thì biết dỗ ai?”

“Triệu Gia Minh,” tôi nói,

“mẹ không phải ngu dốt. Mẹ chỉ là… yêu anh.”

Vì yêu anh, yêu cái gia đình này, nên bà mới cam chịu mọi uất ức không một lời oán than.

Nhưng trong mắt các người,

bà chỉ là một kẻ ngu si không thuốc cứu.

Anh tôi ngẩn người một giây.

Sau đó lập tức giơ tay lên thề thốt:

“Anh biết mà, anh biết rồi. Anh hứa, mẹ về nhà rồi, anh nhất định không để bà phải chịu khổ thêm một ngày nào nữa, thật đó!

Em cứ để mẹ về đi. Thanh Thanh cũng nói là rất nhớ mẹ, còn muốn tổ chức tiệc tẩy trần đón mẹ nữa kìa!”

Tất nhiên là tôi chẳng tin nổi một chữ trong cái màn kịch cải lương ấy.

Nhưng tôi vẫn theo anh về lại nhà họ Triệu một chuyến.

Lý do rất đơn giản:

nộp đơn ly hôn cần sổ hộ khẩu của đương sự.

Mà sổ hộ khẩu nhà tôi…

đã bị bố khóa chặt trong tủ từ lâu.

12.

Không còn ai dọn dẹp, cả căn nhà trông chẳng khác gì bãi rác.

Vừa mở cửa, mùi phân tiểu xộc thẳng vào mũi, nồng nặc đến buồn nôn.

Cả nhà Lý Thanh Thanh vì ghê tởm bố tôi nên đã chuyển ra ngoài ở.

Tôi bịt mũi, cố gắng nén lại cơn buồn nôn, bước vào phòng bố.

Trên tủ đầu giường đặt một bát cháo nguội, mặt cháo đã khô và bong tróc từng lớp.

Ông ta nằm trên giường như một khúc gỗ mục rữa, hoang phế và thối nát.

“Triệu Thiết Trụ,” tôi lạnh lùng mở lời,

“ông có từng nghĩ mình sẽ có ngày hôm nay không?”

Lúc còn trẻ, ông ta ỷ vào sức vóc đàn ông để bạo lực với vợ con.

Đến lúc về già, chính đứa con trai ông từng xem là bảo vật lại bỏ mặc ông một mình trong căn phòng này.

Cơm nguội cháo lạnh.

Sống chết chẳng ai quan tâm.

“Cô đến đây làm gì? Phùng Huệ đâu rồi? Mau bảo cái thứ đàn bà tiện đó quay về hầu hạ tôi!”

“Mẹ tôi sẽ không quay lại đâu.”

Tôi thản nhiên nói, không hề run giọng:

“Tôi đến đây để lấy sổ hộ khẩu, để mẹ tôi đi làm thủ tục ly hôn.”

“Phì!”

Ông ta gào lên, giận đến mức cả người run rẩy, nhưng chẳng thể ngồi dậy nổi.

Bố tôi nằm bẹp trên giường, nhổ một bãi nước bọt.

Nước bọt rơi thẳng xuống chăn, làm bẩn thêm cái mớ chăn gối vốn đã nhếch nhác đến không thể tả.

“Phùng Huệ gả cho tao rồi, thì là người của tao. Tao bảo bà ta chết, bà ta không được phép sống.

Bà ta sinh ra là để hầu hạ tao, cả đời này đừng mơ mà đi đâu hết!”

Tình huống này, tôi đã đoán trước từ lâu.

Tôi bật cười lạnh:

“Ông đến cái chuyện tự đi vệ sinh cũng không làm nổi, còn muốn đe dọa ai?”

“Nếu ông không giao sổ hộ khẩu cũng không sao.

Dù sao, từ nay về sau, tôi và mẹ sẽ không bao giờ bước chân vào nơi này thêm một lần nào nữa.”

“Dù pháp luật có buộc tôi phải chu cấp cho ông,

thì một tháng 5000 cũng nuôi được một con người.

Một tháng 50… tôi vẫn có cách nuôi nổi một người như ông.”

“Triệu Thiết Trụ,” tôi nhìn ông ta chằm chằm,

“tôi tuy không thể tự tay giết ông, nhưng tôi có thể khiến ông sống không bằng chết.”

“Con đĩ thối, mày dám dọa tao?”

Ông ta run rẩy dùng cánh tay phải chưa bị liệt, cố sức nhấc bát cháo trên tủ đầu giường ném thẳng về phía tôi.

“Tao có con trai đấy, chẳng lẽ lại để một con đàn bà như mày nắm đầu dắt mũi?!”

Tôi nghiêng người tránh, bát vỡ tan trên sàn, “choang” một tiếng giòn vang.

“Con trai?”

Tôi cười khẩy, mỉa mai đầy châm chọc:

“Ý ông là đứa con trai khiến ông bị ngộ độc khí gas đấy à? Triệu Thiết Trụ, ông còn dám trông mong gì vào nó à?”

Tôi bước từng bước đến gần, nhìn ông ta bằng ánh mắt như thể đang nhìn một kẻ thua trận rách rưới.

“‘Bảo bối con trai’ của ông tự miệng nói với tôi, rằng nó đã chán ngấy cái cảnh phải chăm ông.

Ông nghĩ xem… nếu tôi cho nó một khoản tiền, bảo nó lôi ông ra dưới gầm cầu vứt, nó có nghe lời không?”

Tôi nhìn thấy rõ ràng trong mắt ông ta thoáng lên sự hoảng loạn.

Bởi vì ông ta biết – anh tôi có thể làm thế thật.

Bởi vì anh ta tham tiền.

Và ông ta càng biết – tôi, cũng có thể làm ra chuyện đó.

Bởi vì ông ta đã từng làm với tôi và mẹ tôi mọi chuyện tàn nhẫn nhất.

13.

Tôi vừa lục được sổ hộ khẩu từ ngăn kệ lửng thì anh trai tôi xông vào giật phắt lấy.

Căn nhà cũ cách âm kém, rõ ràng là anh ta đã nghe được đoạn hội thoại lúc nãy giữa tôi và bố.

Anh tôi cười, nụ cười không giấu nổi vẻ gian tà.

“Em gái à, cứ thế này mà lấy sổ hộ khẩu nhà đi, hình như không được hay lắm đâu ha?”

Tôi biết rõ anh ta đang toan tính gì.

Tôi lặng lẽ mở ứng dụng ghi âm trên điện thoại.

“Anh định làm gì? Lại định tống tiền?”

“Đừng nói khó nghe vậy chứ. Giữa anh em ruột mà em gọi là tống tiền thì buồn quá.

Em cũng biết mà, cả cái nhà vợ anh, bao nhiêu miệng ăn đều do anh nuôi.

Em cũng nên hỗ trợ cho anh chút ít chứ?”

“Nếu tôi không đưa thì sao?”

“Không đưa?”

Ánh mắt anh ta lập tức tối sầm lại, giọng lạnh lẽo hẳn đi:

“Vậy thì hai mẹ con em đừng mong rời khỏi họ Triệu.

Cái đất Giang Thành này không lớn, tao sớm muộn gì cũng tìm ra chỗ tụi bây ở.

Đến lúc đó, đừng trách anh không nể tình máu mủ.”

Tự tạo kén tự buộc mình.

Triệu Gia Minh, đúng là không biết đường quay đầu.

Tôi không nói thêm một câu nào, lập tức chuyển cho anh ta ba vạn tệ.

Anh ta nhận được tiền, liền đưa lại sổ hộ khẩu cho tôi.

“Thế mới đúng chứ. Chỉ cần anh sống ổn, hai mẹ con em muốn làm gì cũng chẳng liên quan đến anh.

Dù sao em cũng có tiền, bỏ tiền ra mua sự yên ổn, có gì không tốt đâu?”

Nói rồi, Triệu Gia Minh cầm tiền tiếp tục quay về làm chó cho nhà Lý Thanh Thanh.

Quá trình ly hôn của mẹ tôi diễn ra rất suôn sẻ.

Bố tôi đồng ý hợp tác là vì anh tôi hoàn toàn mặc kệ ông ta rồi.

Còn tôi thì cam kết rằng, chỉ cần ông ta chịu phối hợp,

tôi sẽ bỏ tiền thuê người chăm sóc riêng cho ông.

Ông ta tin là thật.

Giống như cái cách tôi từng ngây thơ tin rằng, khi ông đứng trước mặt cảnh sát nói sẽ không bao giờ đánh tôi và mẹ nữa — là thật.

Mẹ tôi không biết viết tên mình.

Trước kia khi đi làm giúp việc và phải ký hợp đồng,

tôi đã cầm tay chỉ cho mẹ từng nét, từng chữ, luyện đi luyện lại rất nhiều lần.

Hôm nay, tại phòng đăng ký của Cục dân chính,

khi mẹ ký tên lên từng tờ giấy, chữ viết vẫn còn xiêu vẹo, lệch lạc.

Nhưng khoảnh khắc ấy rơi vào mắt tôi,

bỗng nhiên chồng chất lên vô số hình ảnh ký tên của chính tôi trong quá khứ.

Đơn xin vay học phí.

Đơn xin học bổng quốc gia.

Thư mời từ công ty danh tiếng.

Hợp đồng mua nhà.

Tôi từng bước, từng bước bước ra khỏi bùn lầy,

cuối cùng cũng đứng giữa nơi hoa nở rực rỡ.

Và hôm nay —

cuối cùng tôi đã kéo được mẹ ra khỏi vũng bùn năm xưa.

14.

Bố tôi từ đầu đến cuối không nói một lời.

Thỉnh thoảng ông ta lại ngước mắt nhìn mẹ tôi —

người phụ nữ giờ đây ăn mặc gọn gàng, chỉn chu,

rồi lại cúi đầu nhìn chính bản thân mình —

bẩn thỉu, nhếch nhác, tàn tạ.

Lòng tự trọng của một gã đàn ông đã tự mãn suốt mấy chục năm,

vỡ tan tành không còn sót mảnh.

Sau khi nhận được giấy chứng nhận ly hôn,

lúc mẹ tôi vào nhà vệ sinh, ông ta tranh thủ bảo hộ công đẩy xe đến gần tôi.

Ông ta nói:

“Chân Ái à, trước kia là bố có lỗi với con và mẹ…

Cảm ơn con, dù vậy mà vẫn thuê người chăm sóc cho bố…”

Nhưng cho dù ông ta đã nhận ra sai lầm thì sao?

Những năm tháng đau đớn kia, có thể vì một câu “xin lỗi” mà xóa sạch sao?

Huống chi, cái gọi là “nhận sai”, chẳng qua chỉ là vì ông ta cuối cùng phải đối mặt với sự thật.

Anh trai tôi, sau khi tống tiền tôi được một khoản,

cũng biến mất không còn tung tích.

Ông ta nghĩ, bây giờ trên đời này chỉ còn tôi là chỗ dựa được.

Tôi mỉm cười nhẹ:

“Không sao đâu, việc đó… con nên làm mà.”

Người hộ lý kia chỉ được thuê chăm sóc ông ta trong vòng một tuần.

Một tuần sau, ông ta và Triệu Gia Minh sẽ cùng nhau xộ khám.

Chủ nhà nơi mẹ tôi đang làm việc có một căn biệt thự ở Malaysia.

Mỗi dịp nghỉ hè và đông, cả nhà họ đều đưa con cái sang đó nghỉ dưỡng.

Họ rất quý mẹ tôi.

Còn nói đến lúc đi sẽ muốn đưa mẹ tôi theo cùng.

Tôi lập tức đưa mẹ đi làm hộ chiếu.

Ngày hôm sau khi chính thức ly hôn với bố,

mẹ tôi đã cùng gia đình chủ nhà xuất ngoại.

Còn tôi,

một tờ đơn kiện,

đưa cả bố và anh trai tôi ra tòa với tội danh tống tiền.

Hôm ly hôn, mẹ tôi còn vừa lau nước mắt vừa nói:

“Sống với ông ấy cả nửa đời người, thấy ông ra nông nỗi vậy… trong lòng mẹ vẫn thấy không đành.”

Nếu để mẹ biết, chính tôi là người đã đẩy bố và anh vào tù,

có lẽ bà sẽ càng đau lòng hơn.

Nhưng tôi không thể tranh luận với bà.

Cũng không thể trách móc bà.

Tôi luôn nghĩ rằng, đổ hết mọi lỗi lầm cho một người chỉ vì họ lớn lên trong môi trường mục ruỗng là điều quá khắt khe.

Ngày xét xử,

phiên tòa chật kín người —

rất… náo nhiệt.

Gia đình Lý Thanh Thanh gào thét om sòm trên hàng ghế khán giả,

bị nhân viên tòa án mời ra ngoài.

Còn anh trai và bố tôi thì không ngừng nguyền rủa tôi bằng đủ thứ ngôn từ thô tục, độc địa đến mức khiến cả phiên tòa chấn động.

Nhưng khi tiếng gõ búa cuối cùng của thẩm phán vang lên —

tôi cảm thấy…

một sự giải thoát chưa từng có.

Xét đến các tình tiết và bằng chứng,

anh trai tôi bị tuyên án 5 năm tù giam,

bố tôi nhận mức án 3 năm.

Bước ra khỏi tòa án,

tôi nhận được tin nhắn hình ảnh từ mẹ gửi về từ Malaysia.

Trong ảnh là bãi biển Tanjung Aru,

ánh hoàng hôn màu cam đỏ phủ kín bầu trời.

Mẹ đang giơ tay vẫy chào,

chiếc khăn choàng trên vai tung bay, như mang hình dáng của gió.

Cơ thể từng gầy gò, khắc khổ ấy,

đang dần hồi sinh bằng từng thớ thịt, từng hơi thở mới.

Gió thật tự do.

Và chúng tôi…

cuối cùng cũng đã có được tự do.

-Hết-

Tùy chỉnh
Danh sách chương