Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và MỞ ỨNG DỤNG SHOPEE để mở khóa toàn bộ chương truyện.

https://s.shopee.vn/5L0MjEuv8o

Lưu ý: Nội dung trên chỉ xuất hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ. Xin chân thành cảm ơn!

Chương 6

Sau khi về nhà, tôi cẩn thận bôi thuốc lên những vết bầm tím trên mặt Kiến Quân.

Nhìn con trai mặt mũi bầm dập, trong lòng tôi lại càng căm phẫn hơn với Vương Quế Hương và Triệu Kiến Quốc. Đây không đơn giản là chuyện thiên vị, mà là dung túng cho cái xấu.

Tối hôm đó, Triệu Vệ Đông đi làm về, lập tức bị Vương Quế Hương kéo lại, kể lể đủ điều, bịa đặt một tràng dài về chuyện xảy ra trong ngày, tự biến mình thành “người mẹ chồng đáng thương bị con dâu lấn át”.

Triệu Vệ Đông nghe xong, mặt đen như đá, xông thẳng vào phòng.

“Ngô Tri Thu! Cô rốt cuộc muốn làm gì? Muốn lật tung cái nhà này lên mới chịu hả?”

Anh ta quát lớn ngay khi bước qua cửa.

Lúc ấy tôi đang ngồi kèm Kiến Hồng làm bài tập. Nghe vậy, tôi ngẩng đầu lên, bình tĩnh nhìn anh:

“Tôi không muốn lật tung gì cả. Tôi chỉ muốn cái nhà này giống một gia đình thực sự.”

“Kiến Quốc đánh bạn bị thương, tôi bắt nó xin lỗi, chịu trách nhiệm – có gì sai? Kiến Quân bị bà nội vu oan rồi đánh, tôi đứng ra đòi lại công bằng – sai sao? Tiền trong nhà tôi chắt bóp, tính toán từng đồng để tụi nhỏ được đi học, được ăn no – vậy cũng sai à?”

“Nhưng… nhưng đó là mẹ tôi! Cô làm vậy với mẹ tôi, rồi còn dám nói muốn đi tìm tổ dân phố, tìm lãnh đạo cơ quan! Cô muốn để bà ấy mất mặt sao?”

“Vậy lúc bà ấy đánh Kiến Quân, có nghĩ đến mặt mũi thằng bé không? Khi bà ấy đổi trắng thay đen, đổ oan cho người vô tội, có nghĩ đến công bằng không?” – Tôi đáp trả thẳng thừng –
“Triệu Vệ Đông, hiếu thảo không đồng nghĩa với mù quáng! Tôn trọng mẹ là đúng, chăm sóc mẹ là trách nhiệm, nhưng không có nghĩa là để bà muốn làm gì thì làm, phá nát cả gia đình này!”

Triệu Vệ Đông nghẹn họng, mặt biến sắc mấy lần mà không nói được lời nào.

“Ba à,” – Kiến Quân lấy hết dũng khí lên tiếng – “Chuyện hôm nay không phải lỗi của mẹ. Là Kiến Quốc đánh bạn trước thật mà, bà nội còn không hỏi rõ đã đánh con…”

“Im miệng!” – Triệu Vệ Đông quát lớn – “Chuyện người lớn, trẻ con không được xen vào!”

10

Kiến Quân lập tức im lặng, mắt đỏ hoe, môi mím chặt.

Tôi chỉ biết thở dài. So với đối phó Vương Quế Hương, thay đổi tư duy cố hữu của Triệu Vệ Đông mới thực sự là thử thách lớn hơn.

“Vệ Đông,” – tôi dịu giọng – “Em biết anh ở giữa cũng khó xử. Nhưng anh thử nghĩ xem, nếu mình còn tiếp tục bỏ mặc Kiến Quốc như vậy, nó sẽ ra sao? Anh có muốn thấy con mình sau này hư đốn, gây sự khắp nơi, cuối cùng vào tù không?”

“Anh muốn để Kiến Quân và Kiến Hồng sống mãi trong sợ hãi, bị bắt nạt, bị kéo lùi cả đời sao?”

Triệu Vệ Đông im lặng. Tôi biết anh không phải người không hiểu chuyện, chỉ là bị mẹ và cái tư tưởng “độc đinh” tẩy não quá lâu, nên chưa kịp xoay chuyển.

“Tôi nói đến đây là đủ rồi.” – Tôi dứt khoát –
“Anh tự nghĩ đi. Cái nhà này nên đi về đâu – là anh, người làm chồng, làm cha, cũng phải có tiếng nói rõ ràng.”

Nói rồi, tôi không nhìn anh nữa, cúi đầu tiếp tục giảng bài cho Kiến Hồng.

Triệu Vệ Đông đứng trong phòng rất lâu, cuối cùng không nói một lời, xoay người rời đi.
Tôi biết trong lòng anh ta đang giằng co dữ dội giữa lý trí và cảm xúc.

Còn tôi, phải tiếp tục kế hoạch của mình.
Chỉ dựa vào đồng lương chết đói của Triệu Vệ Đông thì cái nhà này chẳng bao giờ khá lên nổi. Tôi phải nhanh chóng tìm ra cách kiếm tiền.

Mấy ngày điều dưỡng vừa rồi, sức khỏe tôi đã khá hơn nhiều, đã có thể bắt đầu hành động.

Thập niên 80 là thời kỳ đầy cơ hội. Gió xuân của cải cách mở cửa đang lan rộng khắp cả nước, kinh tế cá thể bắt đầu manh nha.
Chỉ cần chịu khó, biết tính toán, không ngại vất vả thì luôn có đường ra.

Tôi bắt đầu nghĩ: mình có thể làm gì?
Tôi không có học thức, cũng chẳng có tay nghề. Kiếp trước ngoài việc xoay quanh cái bếp và lũ nhỏ, thì về sau còn bị Kiến Quốc ép đi làm thuê – dọn dẹp, giúp việc, chăm trẻ…

Khoan đã… giúp việc?

Một ý nghĩ lóe lên trong đầu tôi.
Những năm 80, khi kinh tế dần phát triển, các gia đình cán bộ, công nhân viên chức bận rộn bắt đầu cần người trông con, làm việc nhà. Tuy chưa gọi là “giúp việc” phổ biến như sau này, nhưng nhu cầu đó là thật.

So với đi làm công xưởng hay buôn bán ngoài chợ, công việc này vừa ít vốn, vừa dễ tiếp cận.
Quan trọng nhất là thời gian tương đối linh hoạt, tôi có thể tranh thủ chăm lo cho gia đình, con cái.

Nghĩ đến đây, tôi thấy trong lòng hào hứng hẳn lên. Nhưng vấn đề là… đi đâu tìm người cần thuê? Tôi đâu có quan hệ, cũng chẳng quen biết ai ở thị trấn.

Xem ra, tôi cần một cơ hội – một “sự tình cờ”.

Và cơ hội đến thật nhanh, cứ như ông trời đang đứng về phía tôi vậy.

Vài ngày sau, một buổi chiều, tôi đang ngồi khâu đế giày ở nhà thì nghe ngoài ngõ ồn ào náo nhiệt.

Tôi bước ra xem thì thấy trước cửa nhà dì Trương hàng xóm tụ tập khá đông người. Con dâu của dì – Lý Quyên – đang ôm đứa con nhỏ, nước mắt nước mũi tèm lem, cuống cuồng đi tới đi lui.

“Có chuyện gì vậy?” – Tôi hỏi một người hàng xóm đang hóng chuyện.

“Ôi dào, đừng nhắc nữa!” – Bà ta bĩu môi – “Lý Quyên làm ở nhà máy dệt thị trấn, chồng thì đi lái xe đường dài, con nhỏ không ai trông. Hồi trước nhờ được bà con ở quê lên giúp, mà sáng nay người ta bảo nhà có việc, bỏ về rồi! Lý Quyên thì còn phải đi làm ca chiều, giờ chẳng biết gửi con ở đâu, đang phát hoảng kia kìa.”

Tim tôi khẽ động – đúng kiểu “buồn ngủ có người mang gối đến”.

11

Vợ chồng Lý Quyên đều là công nhân, lương không tệ nhưng bận tối mắt, con thì mới hơn một tuổi – đúng giai đoạn cần người chăm nom.

Tôi bước tới trước mặt cô ấy, nói:

“Lý Quyên, nếu em tin chị, thì để con ở đây cho chị trông giúp. Chiều chị rảnh, không vướng bận gì.”

Cô ấy sững người, rồi mắt sáng lên:

“Chị… chị nói thật ạ? Trời ơi, tốt quá rồi! Nhưng… thế này thì ngại quá…”

“Trời ơi, hàng xóm láng giềng mà, giúp nhau lúc khó là chuyện nên làm.” – Tôi mỉm cười –
“Em mau đi làm đi, kẻo trễ ca. Để con ở đây, cứ yên tâm.”

“Chị ơi, cảm ơn chị nhiều lắm!” – Lý Quyên cảm động suýt khóc, dúi con cho tôi kèm theo một bọc nhỏ đựng đồ của bé, dặn dò vài câu rồi chạy vội đi làm.

Đám người đứng xem cũng dần tản ra. Chỉ có vài bà hay đi theo Vương Quế Hương là lầm bầm vài câu mỉa mai kiểu “chó sói chúc tết gà”, “chắc có ý đồ gì đây”. Tôi lơ đi, chẳng thèm bận tâm.

Tôi ôm đứa bé về nhà. Có lẽ vì xa mẹ, lại lạ chỗ nên nó cứ khóc mãi không thôi. Tôi kiên nhẫn dỗ dành, vỗ nhẹ như khi bế con mình, miệng hát vài câu ru vặt vãnh không rõ giai điệu.
Có lẽ vì tay tôi đủ ấm, hoặc giọng tôi đủ nhẹ nhàng, đứa nhỏ dần nín khóc, mở to đôi mắt đen láy tò mò nhìn tôi.

Tùy chỉnh
Danh sách chương