Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và MỞ ỨNG DỤNG SHOPEE để mở khóa toàn bộ chương truyện.

https://s.shopee.vn/7V4rJFqCAr

Lưu ý: Nội dung trên chỉ xuất hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ. Xin chân thành cảm ơn!

Chương 2

9.

Thím út tôi tên là Vương Quế Phương.

Nhà mẹ đẻ thím cũng ở trong làng,

chỉ là một nhà ở đầu nam, một nhà ở đầu bắc.

Chú út và thím là yêu nhau từ nhỏ,

nói theo kiểu bây giờ thì là thanh mai trúc mã, lớn lên cùng nhau.

Chuyện của hai người, hai bên gia đình đều ngầm hiểu cả.

Mẹ tôi khi ấy cứ tưởng, tình cảm sâu đậm như vậy thì chắc chẳng thể có chuyện gì xảy ra.

Ai ngờ, chính cha mẹ nhà họ Vương lại bắt đầu giở trò.

Họ cảm thấy cái chết của bà nội tôi có phần bất thường,

mẹ tôi thì cưới về mãi vẫn chưa mang thai.

Cả nhà họ Từ thì nghèo rớt, người thì đau ốm,

vay nợ đầy ra, tương lai mờ mịt không thấy lối.

Đã vậy còn bị mấy bà tám trong làng xì xào rằng nhà tôi phong thủy xấu,

người nào sống trong đó cũng không có phúc phần.

Cha mẹ nhà họ Vương càng nghĩ càng thấy không yên lòng,

liền có ý muốn hủy hôn.

Chỉ là ngại thể diện, không nói thẳng,

mà viện cớ là “chuyện cưới xin… để từ từ rồi tính”.

Còn “từ từ” đến bao giờ, thì chẳng ai dám chắc.

Khi mẹ tôi sốt ruột chạy sang nhà họ Vương,

ba tôi và chú út đã có mặt ở đó rồi.

Anh em ba tôi một người thì đứng nghe mẹ cô gái lấy cớ vòng vo,

chỉ biết gật đầu lia lịa như khúc gỗ.

Người còn lại thì đứng chết dí bên cạnh người yêu,

chân như mọc rễ, không nhúc nhích một bước.

Mẹ tôi nhìn cảnh đó, biết ngay —

có nói thêm gì cũng chỉ thành vai “người xấu” mà thôi.

Trên đường về, mẹ tôi tức đến mức suýt bật khóc.

Cha mẹ nhà họ Vương nói chuyện cưới xin cứ để hoãn lại ba năm,

bảo rằng cả hai đứa còn trẻ, không vội.

Nhưng… ba năm cơ đấy.

“Chị dâu như mẹ.”

Chẳng lẽ mẹ tôi còn phải làm “mẹ tạm thời” cho chú út thêm ba năm nữa sao?

Tối hôm đó, mẹ tôi nhất quyết không cho ba tôi chui vào chăn.

Ba tôi — cái ông ngốc ấy — chỉ biết co ro nằm trên chiếc ghế dài ngoài cửa cả đêm,

mà vẫn chẳng hiểu vì sao vợ lại giận.

10.

“Tầm đó chắc mẹ chỉ muốn đá phắt ba con luôn cho rồi, đúng không?” – tôi hỏi.

Mẹ tôi lại lườm tôi một cái rõ dài,

ngẩng cằm lên như muốn tỏ ra cứng rắn, nhưng cuối cùng lại thở dài một tiếng:

“Lấy rồi thì còn đá cái gì nữa?”

“Lấy gà theo gà, lấy chó theo chó, chấp nhận số phận thôi!”

“Chứ biết sao giờ!”

11.

Chấp nhận số phận, chấp nhận số phận…

Mẹ tôi lúc nào cũng nói phải biết chấp nhận số phận.

Nhưng kỳ lạ thay — bà lại chưa bao giờ là người cam chịu số phận cả.

Như cái ngày tôi chào đời, bác sĩ đỡ sinh chỉ vào con bé đỏ hỏn như khỉ con trong nôi là tôi,

nói tôi bị vẹo bàn chân bẩm sinh, sau này đi đứng sẽ khó khăn, có thể thành người tàn tật.

Mọi người đều khuyên bà bỏ tôi đi, đem cho người khác nuôi.

Nói rằng bà còn trẻ, có thể sinh đứa khác với ba tôi.

Nhưng mẹ tôi thì không!

Bà lớn tiếng mắng thẳng vào mặt những người chê bai tôi.

Ôm tôi thật chặt trong lòng, như muốn chắn cả thế giới.

Tôi từng nói:

“Nếu đổi lại là người khác, chắc vì tôi là con gái, lại còn bị tật,

đã sớm đem tôi giấu đi, lén lút cho người ta rồi.”

Vì trong cái thời đại đó, số phận thật sự của tôi — vốn là như vậy.

Mẹ tôi lúc ấy hùng hồn đáp:

“Ai mà dám, tao báo hội phụ nữ ngay! Rồi báo công an luôn!

Bỏ con là phạm pháp, biết chưa?!”

Tôi nghe mà chỉ muốn giơ ngay ngón cái tán dương:

Mẹ tôi, ngầu bá cháy!

12.

Tạ Tri Thu ban đầu vốn không phải người mạnh mẽ, đanh thép như thế.

Bà cũng từng giống như bao phụ nữ nông thôn thời đó —

hiền lành, ngoan ngoãn, cam chịu.

Nếu không, bà đã chẳng thuận theo ý ông bà ngoại mà gả cho ba tôi.

Cũng sẽ không vì bị một đám họ hàng “vây ép” mà miễn cưỡng nhận lấy vai trò chủ nhà.

Nhưng…

Cam chịu và nhún nhường vốn không phải bản tính thật sự của mẹ tôi.

Từ sau khi hôn sự của chú út và con gái nhà họ Vương bị lấy cớ trì hoãn,

trong lòng mẹ tôi ngày càng bức bối.

Ngày nào bà cũng phải giặt giũ đồ lót cho chú út,

mà còn chẳng biết sẽ phải giặt đến bao giờ.

Cả nhà họ Từ ba người đàn ông,

chỉ biết cắm đầu làm việc, chẳng ai nói được một câu cảm ơn tử tế.

Mẹ tôi lớn lên trong một gia đình đông anh chị em, lúc nào cũng ồn ào vui vẻ,

được yêu thương chiều chuộng.

Làm sao chịu nổi kiểu sống ngột ngạt, lạnh tanh như nhà chồng?

Đã vậy, trong làng còn đầy rẫy tin đồn vớ vẩn, thị phi đủ chuyện,

khiến nỗi tủi thân của mẹ càng dâng cao mà chẳng biết xả vào đâu.

Hôm đó, từ cánh đồng lúa thu hoạch dang dở trở về,

mẹ tôi chẳng nói chẳng rằng, chui thẳng vào phòng.

Ngủ một mạch đến tận chiều tối trời sẩm màu.

Khi bà xuống nhà, ba người đàn ông nhà họ Từ đã về từ đồng ruộng.

Cả ba đều không hé nửa lời trách móc chuyện bà bỏ dở việc về ngủ.

Ba tôi thì đang loay hoay nhóm lửa chuẩn bị nấu cơm trong bếp.

Ông nội thì hì hục chẻ củi ở sân phơi.

Chú út thì mình trần ngồi trên bậc cửa, vặt rau.

Mẹ tôi đứng tựa vào bức tường cũ vàng ố, lặng lẽ nhìn một lúc,

rồi quay người trở lên lầu, vào phòng.

Sáng hôm sau, bà không ra đồng nữa.

Bà đi thẳng lên ủy ban thôn.

Đăng ký ứng cử làm… cán bộ thôn.

13.

Khi mẹ tôi nói muốn ra tranh cử làm cán bộ thôn,

người đầu tiên phản đối lại chính là ông bà ngoại.

Thời đó, phần lớn người lớn tuổi đều mang tư tưởng cũ kỹ.

Họ luôn cho rằng phụ nữ thì nên yên phận.

Hoặc là làm nội trợ, lo toan mọi việc cho nhà chồng,

hoặc là tìm một chân công nhân ở xí nghiệp dệt quốc doanh,

sáng đi làm chiều về, đều đều ổn định là tốt rồi.

Nhưng Tạ Tri Thu thì không muốn như vậy.

Bà từng được đi học, lại còn là đảng viên.

Mẹ tôi kể, hồi xưa nhà khó khăn,

chị cả và chị hai không ai có cơ hội đi học.

Chị cả gả chồng sớm, cũng ở trong làng, cách nhà mẹ đẻ chỉ mấy bước chân.

Chị hai thì làm công nhân trong nhà máy dệt ở trấn trên —

ngày đó, công việc đó được xem là bao người ao ước.

Đến lượt mẹ tôi, lúc ấy kinh tế gia đình đã đỡ hơn,

ông bà ngoại mới cho bà đi học vài năm.

Mẹ tôi vốn thông minh, học hành giỏi giang,

được thầy cô khen là “cây giống tốt” của lớp.

Thế nhưng cuối cùng, bà vẫn phải bỏ học.

Bởi vì ông bà ngoại quyết định nhường cơ hội ấy cho… em trai út.

Trong nhà chỉ đủ sức lo cho một người học tiếp.

Tạ Tri Thu chẳng còn cách nào khác, đành nhường lại cơ hội.

Giờ đây bà đã lập gia đình, có cuộc sống riêng,

trải qua hết thăng trầm, khổ vui, mới hiểu rõ sự đời.

Nên mỗi khi nghe lời ông bà ngoại,

bà đều bắt đầu biết suy nghĩ cho bản thân nhiều hơn.

Thế nên dù bà ngoại có khuyên răn tha thiết,

năn nỉ bà bớt nghĩ lung tung, lo sinh con cho nhà họ Từ trước đã,

thì Tạ Tri Thu vẫn chẳng nghe theo.

Cuối cùng, bà trúng cử.

Chẳng bao lâu sau, bà chính thức trở thành trưởng ban phụ nữ của làng tôi.

Từ lúc đảm nhiệm chức vụ đó,

có lẽ vì chứng kiến quá nhiều chuyện vụn vặt trong làng,

gặp đủ thứ rắc rối dở khóc dở cười,

giọng của mẹ tôi ngày càng to hơn,

mà con người bà cũng dần trở nên sáng sủa, cứng cáp hơn thấy rõ.

Mẹ tôi nói:

“Chỉ khi bước ra ngoài, mẹ mới hiểu: phụ nữ phải tự cho mình khí phách.”

“Có khí phách rồi, mới có thể ngẩng đầu lên sống,

mới dám lớn tiếng nói với người khác một chữ: ‘Không!’”

14.

Sau khi mẹ tôi trở thành trưởng ban phụ nữ, bà bắt đầu có chút danh tiếng ở mấy làng lân cận.

Một thời gian dài chẳng thấy mặt, Vương Quế Phương lại bắt đầu lui tới thường xuyên.

Cô ta xách theo một túi yến mạch và một túi nhãn khô,

vừa bước vào cửa đã giải thích với ông nội tôi:

“Bác à, ý của mẹ cháu là… vì bác gái vừa mới mất,

nên cháu với anh Văn Xuyên tổ chức cưới xin liền thì không tiện cho lắm.

Nên mới tính hoãn hai năm thôi, chứ đâu có nói không cưới nữa…”

Tôi hỏi mẹ:

“Vậy lúc đó mẹ không nổi khùng lên à?”

Ai cũng nhìn ra, rõ ràng là nhà họ Vương thấy con dâu trưởng nhà họ Từ lên làm cán bộ,

mới quay ngoắt thái độ như vậy.

Mẹ tôi hừ lạnh một tiếng:

“Nổi khùng gì chứ? Chú mày với thím mày sớm muộn gì cũng không dứt được,

sau này còn phải gặp mặt hoài, có gì đáng để tao làm người xấu?”

Thật ra bà hiểu rất rõ:

Dù cha mẹ nhà họ Vương có thay lòng đổi dạ, lật qua lật lại bao nhiêu lần,

thì chuyện của chú với thím tôi — vốn lớn lên bên nhau từ nhỏ —

muốn chia tay thật, là rất khó.

Cả nhà lúc đó đều là những người chưa từng được đi học đàng hoàng.

Ba tôi còn đỡ, ít ra cũng học xong tiểu học.

Còn chú út thì vì nhà nghèo, thật sự là một ngày đến trường cũng chưa từng có.

Thế nhưng chú lại lanh lợi, đầu óc nhanh nhạy,

so với ba tôi thì linh hoạt hơn nhiều.

Cũng nhờ vậy mà sớm sớm đã “chốt đơn” được vợ tương lai cho mình.

Mẹ tôi lúc mới gả vào, còn chưa hay biết gì về chuyện đó.

Hôm đó sau khi đi làm đồng về, bà đói đến mức bụng réo ầm ầm.

Muốn nấu cơm thì cũng phải mất một lúc,

thế là bà bắt đầu lục lọi trong chạn, coi có món gì còn thừa ăn đỡ trước.

Không ngờ thật sự tìm được — dưới đáy chạn bếp là một thùng mì gói.

Thời ấy, mì gói còn chưa bị gọi là “đồ ăn vặt rác rưởi”,

mà ngược lại, vì giá cao nên thường chỉ những nhà có điều kiện mới dám mua ăn.

Mẹ tôi cầm lên một gói, nghĩ ngợi một chút rồi lại đặt xuống.

Bởi bà hiểu quá rõ tính chồng mình.

Ba tôi chắc chắn sẽ không mua mì gói,

mà đã mua thì không đời nào mua cả thùng.

Ông bà nội tôi lại càng không bao giờ mua kiểu đồ ăn đắt đỏ như vậy…

Người duy nhất có thể mua chắc chắn là chú út tôi.

Sau này mẹ hỏi mới biết —

đó là mì gói chú mua cho bạn gái.

Vương Quế Phương làm ở xưởng may, phải làm theo ca, cả ngày lẫn đêm.

Mỗi khi đến ca đêm, chú tôi thường đến đón cô ấy.

Còn cẩn thận nhét theo một gói mì, sợ cô đói.

Thế mà bản thân chú thì một gói cũng không nỡ ăn.

Chỉ vài ngày sau khi mẹ tôi phát hiện ra thùng mì,

góc chạn nơi đó đã trống trơn.

Mẹ tôi ngẩn người một lúc khi nhìn thấy.

Rồi bà nhớ lại —

hôm qua Vương Quế Phương vừa đến ăn cơm ở nhà,

suốt bữa thỉnh thoảng lại lén liếc nhìn mẹ tôi một cái.

Ánh mắt… kỳ kỳ là lạ.

Lúc đó mẹ còn tưởng mặt mình dính hạt cơm hay gì…

Thì ra, người ta tưởng bà là đồ ăn trộm.

Mẹ tôi suýt thì tức quá hóa bật cười.

Mì gói thôi mà!

Với Tạ Tri Thu, chẳng phải thứ gì quý giá đến mức phải giành giật.

Dù gì ông ngoại tôi cũng mở tiệm tạp hóa,

mì gói đối với bà chẳng lạ lẫm hay cao sang gì.

Mẹ tôi lắc đầu:

“Cái tính vặt vãnh của thím mày là thế đấy,

cứ như cả nhà ai cũng thèm ngó tới đồ ăn đồ dùng của nó.

Ngay cả sau này lấy chú mày rồi, chuyện gì nhỏ tí cũng mang ra so đo tính toán…”

Mẹ tôi cũng than vãn vài câu.

Dù trong lòng bà có hơi xem thường cái tính chi li, nhỏ mọn của Vương Quế Phương,

nhưng không ngờ, mấy năm sau đó hai người lại sống với nhau ngày càng hòa thuận.

Mẹ tôi bảo:

“Cũng mấy chục năm rồi, làm gì có ai mãi mãi không đổi thay?

Mở lòng ra một chút, nhìn người, nhìn chuyện, cũng nhẹ nhõm hơn nhiều.”

Tôi cười trêu:

“Thế còn ba thì sao? Bao nhiêu năm qua ông ấy có đổi gì không?

Chú thì biết chuẩn bị cả thùng mì cho thím,

ba không học được cái khoản ga lăng đó sao?”

Mẹ tôi lập tức nhăn mặt:

“Ông ấy mà biết cái quái gì!”

Hôm đó, mẹ không ăn được mì, cũng không tìm ra thứ gì còn sót để lót dạ.

Ba tôi về đến nhà, dùng cánh tay đen nhẻm đầy mồ hôi lau trán,

rồi không biết từ xó xỉnh nào lôi ra một miếng bánh gạo giòn hiệu “Oishi” đưa cho mẹ.

Tôi hỏi:

“Lúc đó mẹ có xúc động không? Bánh đó đâu rẻ hơn mì là bao!”

Mẹ phì cười:

“Cảm động cái đầu mày!

Cả nhà có đúng một bịch bánh gạo Oishi, là do bác cả mày đem về.

Ba mày giảo hoạt lắm, chẳng biết giấu ở đâu, giữ riêng lại đúng một miếng!”

Tôi: “…?”

Sau này ba kể lại,

ông định để dành miếng đó cho mẹ tôi ăn.

Chỉ là… ông không biết bánh gạo giòn đến thế,

thế mà lại tiện tay nhét vào túi quần rồi mặc đi làm luôn.

Đến lúc ba tôi móc ra được,

miếng bánh gạo đã vỡ vụn thành từng mảnh nhỏ,

lớp đường phủ bên ngoài cũng rơi mất gần hết.

Thảo nào…

mẹ tôi lúc đó chẳng cảm động nổi tí nào.

Tùy chỉnh
Danh sách chương