Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và MỞ ỨNG DỤNG SHOPEE để mở khóa toàn bộ chương truyện.
https://s.shopee.vn/1VneA8ayh8
Lưu ý: Nội dung trên chỉ xuất hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ. Xin chân thành cảm ơn!
18.
Mẹ tôi nói,
trong lòng bà luôn có một nỗi day dứt với tôi.
Khi tôi chào đời, bác sĩ từng nói sau này tôi sẽ bị tật chân,
sẽ khập khiễng cả đời.
Bà nghe xong, chỉ đành cam chịu số phận.
Thế rồi đến lúc tôi ba tuổi mà đi đứng vẫn lảo đảo, không vững,
có người nói với bà rằng — chân tôi hoàn toàn có thể chỉnh được.
Chỉ cần chỉnh đúng cách, sau này sẽ không khác gì người bình thường.
Mẹ và ba tôi chạy ngược xuôi hai lần đến Hàng Châu,
lại nhờ bác cả đi dò hỏi khắp nơi.
Đáng tiếc, khi ấy điều kiện y tế vẫn chưa hiện đại,
mẹ tôi và ba không gặp được bác sĩ giỏi,
bác cả cũng chẳng tìm ra manh mối gì.
Dì cả lại khuyên mẹ tôi nên buông xuôi.
Nhưng bà không muốn nhận thua.
Ngày đêm bà bế tôi trong lòng,
một tay ôm tôi, một tay giữ chặt bàn chân nhỏ của tôi,
bóp thẳng ra, bẻ cho ngay ngắn.
Dù đang ăn cơm hay ngủ, bà cũng không dám lơi tay một phút nào.
Bà dùng cách “ngu ngốc” và kiên nhẫn nhất,
kiên trì suốt gần một năm trời.
Dạo ấy, người trong làng hay thấy mẹ tôi
một tay bồng con, một tay chỉ trỏ lo công việc cán bộ thôn.
Một năm sau,
tôi đã có thể tập tễnh bước đi.
Nhưng cuối cùng…
chân tôi vẫn để lại chút tật.
Cuộc sống thật là như vậy.
Không phải cứ cố gắng là sẽ được đền đáp.
Không phải không cam chịu là có thể đổi được vận mệnh.
“Nghịch thiên cải mệnh”, đôi khi chỉ tồn tại trong truyền thuyết mà thôi.
19.
Từ nhỏ, tôi đã bị người ta bảo là số khổ.
Lúc còn bé, chính tôi cũng tin là mình thật sự không may mắn.
Nhưng đến khi lớn rồi, tôi mới hiểu —
thật ra, tôi là người có phúc.
Nếu không, làm sao tôi lại gặp được mẹ tôi và ba tôi chứ?
20.
Lúc tôi ba, bốn tuổi,
mẹ tôi nắn chân cho tôi đến mức các khớp tay bà biến dạng.
Đến năm năm tuổi, tôi đã biết đi, biết chạy.
Nhưng vẫn hay vấp ngã, dáng đi cũng có phần kỳ lạ.
Mấy đứa trẻ trong làng thường chọc tôi,
nói tôi đi như chim cánh cụt.
Ba tôi vừa đi làm đồng về, nghe thấy vậy,
đạp thẳng thằng bé đó vào bụi rào.
Hôm sau, bố mẹ thằng bé cũng không dám sang đòi lý lẽ.
Vì ai cũng biết, ba tôi là người hiền lành.
Đã đến mức người hiền nổi giận,
thì hẳn là con họ thật sự quá đáng.
Sau này, tôi và cậu bé từng chọc ghẹo tôi lại thành bạn thân,
trong làng cũng chẳng ai dám coi thường hay trêu chọc tôi nữa.
Hồi nhỏ, tôi không thật sự hiểu mình khác gì người khác,
chỉ biết mình đi hơi lảo đảo.
Ngã rồi thì tự đứng dậy, đi tiếp.
Có những người lớn tệ bạc,
nhân lúc mẹ tôi và ba tôi không có nhà,
lại buông lời giễu cợt, nói tôi lớn lên chắc không ai thèm lấy.
Thời điểm đó, tôi còn chẳng hiểu gì về ác ý của những người lớn kia.
Chỉ thấy bọn họ… ngốc nghếch hết sức.
Rõ ràng mẹ tôi và ba tôi thương tôi biết bao nhiêu.
Ba tôi ngày nào cũng để tôi ngồi lên vai, cõng tôi đi khắp nơi.
Mẹ tôi vất vả mãi mới có một lần được đi học tập theo diện công tác,
vậy mà lúc về chẳng mua gì cho bản thân,
chỉ mang về cho tôi hai chiếc váy mới tinh.
Hai chiếc váy ấy được bà treo ngay ở cửa ra vào,
nơi ai bước vào nhà cũng dễ thấy nhất.
Chúng khiến không ít bé gái trong làng tròn mắt ghen tị.
Cũng chính chúng đã trở thành một phần ký ức tuổi thơ đẹp đẽ và sâu đậm nhất của tôi.
21.
Mẹ tôi nói, chắc tôi thừa hưởng cái tính không chịu ngồi yên của bà.
Từ lúc mới năm, sáu tuổi,
tôi đã không cam lòng suốt ngày ở nhà loanh quanh chơi vặt.
Thấy mấy anh chị trong làng đã đi học,
tôi cũng làm ầm lên đòi được đến trường.
Có người trong làng chép miệng:
“Con bé như vậy, nuôi sống được là tốt lắm rồi.
Còn đi học làm gì? Tốn công vô ích.”
Nhưng mẹ tôi mặc kệ.
Bà nói, không những phải cho tôi đi học, mà còn phải học cho tới cùng.
Chỉ cần tôi còn muốn học,
bà sẽ luôn luôn cố để cho tôi được học.
Tối trước ngày khai giảng,
thím tôi – Vương Quế Phương – mang tới một chiếc cặp mới cho tôi.
Hồi ấy, trẻ con đi học phần lớn chỉ đeo mấy cái túi vải may tay đơn sơ ở nhà.
Làm gì dám mơ đến cái gọi là “cặp sách thật sự”.
Huống chi, tôi khi đó mới chỉ đi mẫu giáo.
Mẹ tôi kể, lúc đó chú út và thím đã cưới được hơn ba năm,
mà bụng của Vương Quế Phương vẫn chưa có động tĩnh gì.
Cũng giống như mẹ tôi ngày trước,
thím bắt đầu bị dân làng xì xào bàn tán.
Gia đình bên ngoại cũng sốt ruột giục giã,
khiến thím phải ngày nào cũng nhắm mắt nuốt từng thang thuốc bắc đắng ngắt.
Có lẽ vì cuối cùng cũng thật sự thấu hiểu,
thím Vương Quế Phương bắt đầu thân thiết hơn với mẹ tôi.
Mẹ là trưởng ban phụ nữ trong làng.
Khi thím bị những lời bàn ra tán vào làm cho mệt mỏi,
cuối cùng cũng không nhịn được mà trút vài câu than thở với mẹ.
Mẹ tôi chỉ cười, rồi nói:
“Chị em mình đều như nhau cả thôi.
Thế này chứng tỏ không phải do mình,
biết đâu vấn đề lại nằm ở mấy ông nhà họ Từ thì sao!”
Thím tôi nghe xong bật cười,
cảm giác u ám mấy ngày nay cuối cùng cũng vơi đi được một chút.
Mẹ tôi lại nhẹ nhàng an ủi:
“Thả lỏng đi, đừng tự ép mình quá.
Chuyện con cái ấy mà… còn phải xem duyên số nữa cơ.”
Lúc thím ra về,
mẹ tôi còn dặn với theo:
“Đừng uống mấy thứ thuốc bổ linh tinh ấy nữa.”
Vì mẹ luôn mang trong lòng một suy nghĩ —
có lẽ việc tôi sinh ra không hoàn chỉnh,
phần nào liên quan đến những loại thuốc bổ mà mẹ đã uống trước khi mang thai.
Dù thật hay không,
mẹ cũng không muốn chuyện như thế lại xảy ra với bất kỳ ai khác.
Bởi vì…
có ai mà không mong con mình sinh ra được khỏe mạnh, lành lặn cơ chứ?
22.
Năm tôi bảy tuổi, bà ngoại đột nhiên đổ bệnh.
Mẹ tôi và ba bắt đầu thay phiên nhau đi đi về về giữa bệnh viện và nhà.
Khi ấy tôi còn nhỏ, không hiểu gì,
chỉ cảm thấy họ bỗng nhiên trở nên rất bận,
rất ít thời gian ở bên cạnh tôi.
Tôi quen dần với việc sang nhà chú út ăn ké,
rồi một mình trở về phòng, ngồi xem chiếc tivi trắng đen.
Chẳng bao lâu sau, mẹ và ba cùng lúc trở về nhà,
vội vã thu dọn đồ đạc, dẫn tôi đến sống hẳn ở nhà bà ngoại.
Lúc đó tôi mới biết,
bệnh của bà ngoại rất nặng.
Là ung thư.
Lại còn giai đoạn cuối.
Bệnh viện đã khuyên nên dừng điều trị.
Từ lúc trở về nhà, bà ngoại phải chịu đựng những cơn đau dày vò mỗi ngày,
nằm trên giường rên rỉ không dứt.
Bà gọi:
“Đau quá… Thu ơi, mẹ đau lắm…”
Mỗi lần như vậy,
mẹ tôi đều đỏ hoe mắt,
tay run rẩy, nghe theo tiếng gọi của bà mà tiêm thuốc giảm đau.
Mẹ kể, bà vốn dĩ rất sợ tiêm,
nhưng vì khi ấy bà ngoại chỉ nhận mẹ, chỉ gọi mẹ,
bà buộc mình phải vượt qua.
Mỗi lần tiêm xong,
bà ngoại thường có một chút thời gian tỉnh táo.
Bà nhìn mẹ tôi — cô con gái út với đôi mắt đỏ mọng vì khóc,
lại quay sang nhìn tôi — đứa trẻ ngây ngô chưa hiểu chuyện.
Bỗng nhiên, bà bật khóc.
Bà nói:
“Thu à…
Mẹ có lỗi với con…
Mẹ bắt con chịu khổ rồi…”
Và cũng chính lúc đó,
mẹ tôi không nhịn nổi nữa — bà bật khóc nức nở.
Ba tôi ngồi trên chiếc ghế gỗ bên cạnh,
lặng lẽ lau nước mắt cho mẹ,
mắt ông cũng đỏ hoe.
Đêm bà ngoại mất là vào nửa đêm.
Tôi bị tiếng sụt sùi dưới nhà đánh thức.
Lơ mơ đi xuống, tôi thấy bác cả, cậu út, dì cả, dì hai
và rất nhiều người đang vây quanh giường của bà.
“Mẹ ơi… là Thanh Thanh đến rồi…” – bác cả nghẹn ngào gọi, rồi không nói tiếp được nữa.
Mẹ tôi nước mắt đầm đìa, vẫy tay gọi tôi:
“Thanh Thanh lại đây, ngoại muốn nhìn con một cái.”
Khi ấy tôi vẫn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra,
lơ ngơ chìa tay về phía mẹ.
Mẹ tôi nắm lấy tay tôi, nhẹ nhàng kéo tôi đến bên giường bà ngoại.
Bà nói:
“Mẹ ơi, Thanh Thanh đến rồi.
Mẹ yên tâm, Thanh Thanh rất ngoan, rất khỏe mạnh.
Chúng con đông người thế này, nhất định sẽ thay mẹ chăm sóc cho con bé.”
Lòng bàn tay mẹ lạnh ngắt,
cả người khẽ run lên từng chập.
Ngay lúc đó, dường như tôi cũng mơ hồ cảm nhận được điều gì,
nước mắt bất giác trào lên làm mắt tôi nhòe đi.
Tôi nhào tới bên đầu giường bà, gọi:
“Ngoại ơi——”
Nhưng bà ngoại chỉ mở to mắt nhìn tôi,
môi mấp máy, cổ họng phát ra những âm thanh khò khè nặng nề,
mà không thể thốt ra nổi một lời nào.
Rất lâu sau đó,
một hàng nước mắt lặng lẽ tràn khỏi khóe mắt bà.
Bà vẫn nắm tay mẹ tôi,
rồi bàn tay ấy… lạnh dần đi.
Sau khi bà ngoại mất, mẹ tôi đã khóc suốt một tuần liền.
Từ nay về sau, bà không còn mẹ nữa.
Mẹ tôi nói, hôm ấy bà ngoại mãi không chịu nhắm mắt,
bác cả và cậu út đoán rằng có lẽ bà vẫn còn điều gì chưa yên lòng.
Mãi cho đến khi tôi gọi một tiếng “ngoại ơi”,
bà mới thật sự buông xuôi.
Trong số tất cả con cháu,
bà ngoại thương mẹ tôi nhất.
Khi tôi mới chào đời, sức khỏe yếu ớt,
ba ngày bệnh nhẹ, năm ngày bệnh nặng.
Dù mấy năm ấy mẹ và ba tôi đã cố gắng hết sức,
nhưng thực sự không để dành được bao nhiêu tiền.
Đến mức sau này,
ngay cả tiền thuốc cho tôi cũng không xoay nổi.
Đêm hôm đó, không còn cách nào khác,
mẹ đành bảo ba tôi bế tôi – đang sốt cao – sang nhà bà ngoại.
Rạng sáng năm giờ, bà ngoại bị tiếng gõ cửa đánh thức.
Mở cửa ra, bà thấy ba tôi với vẻ mặt đầy lo lắng,
tôi thì ốm yếu lả người,
còn mẹ tôi thì vô cùng tiều tụy, bơ phờ.
Khoảnh khắc ấy, đâm thẳng vào tim bà ngoại.
Dì cả kể, từ hôm đó, bà ngoại thường xuyên thở dài,
tự hỏi liệu ép mẹ tôi gả cho ba tôi khi xưa có phải là sai lầm?
Họ vốn mong mẹ tôi sẽ có một cuộc sống sung sướng.
Không ngờ… cuộc đời lại không hề đối xử tử tế với con gái họ.
Trước khi nhắm mắt, bà chỉ còn nhận ra mẹ tôi,
vì người bà cảm thấy có lỗi nhất chính là mẹ.
Bà muốn nhìn thấy tôi,
bởi vì đó là con gái của con gái bà,
bà chỉ mong tôi được sống tốt,
không còn chịu khổ nữa.
Cái chết của bà ngoại là lần đầu tiên trong đời,
tôi trực diện đối mặt với sinh ly tử biệt.
Lúc còn bé, tôi còn ngây thơ chưa hiểu,
mãi cho đến một ngày sau đó,
khi tôi quay lại thăm nhà bà ngoại.
Trên tường, treo một bức ảnh đen trắng của bà.
Chính vào khoảnh khắc ấy,
nỗi buồn cuồn cuộn dâng lên trong ngực, khiến tôi không thở nổi.
Từ nay về sau,
không còn ai đứng chờ ở cổng mỗi lần chúng tôi đến,
không còn ai xoa đầu tôi rồi dịu dàng gọi: “bé ngoan của bà.”
Mẹ tôi mất mẹ.
Còn tôi… mất đi bà ngoại.