Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và MỞ ỨNG DỤNG SHOPEE để mở khóa toàn bộ chương truyện.

https://s.shopee.vn/1BAnlRIGgX

Lưu ý: Nội dung trên chỉ xuất hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ. Xin chân thành cảm ơn!

Chương 3

Mẫu tử tình đến thế là hết, ta thất bại. Đồ đạc trong viện, ai muốn theo ta thì theo, ai về quê hoặc gả chồng cũng không ít. 

Nhà mới, phủ mới, tinh thần mới. Về sau ta không còn là thê tử của ai, cũng không phải chủ mẫu của nhà nào, ta có thể làm những gì ta đã sớm gác lại.

Trước mắt, ta ăn uống không lo, nhưng cũng phải cảnh giác nhà họ Ứng mưu đoạt tài sản, sát hại ta. Người chết rồi sẽ không hé lộ bí mật. 

Ứng Chinh tâm địa độc ác, hắn từng muốn giết ta, sớm muộn gì cũng sẽ động thủ. Ta sợ hắn động thủ, lại sợ hắn không động thủ. Vì vậy, đám gia đinh, hộ vệ trong phủ mới của ta đều biết võ, nha hoàn, bà tử thì học y.

Phụ mẫu hay tin ta hòa ly, đến ngay. Phụ thân trầm ngâm không nói. 

Mẫu thân đỏ mắt hỏi: “Con nói thật cho nương nghe, sao nhất định phải hòa ly, thật sự không sống nổi với nhau nữa ư? Ứng Chinh muốn giết con, xúi Ứng Tuân hạ độc, còn định bôi nhọ con thất tiết, hắn trên đút lót, dưới tham ô, sớm muộn cũng kéo cả nhà xuống vực. Lúc đó không chỉ nhà họ Ứng, mà nhà họ Miêu cũng bị liên lụy. Phụ thân, mẫu thân, con buộc phải tự cứu mình.”

“Vả lại, con chẳng là người đầu tiên hòa ly, cũng chẳng phải người cuối cùng, có gì mà mất mặt. ”

Mẫu thân nghe xong nước mắt lã chã. Phụ thân giận đùng đùng, đập bàn: “Thằng nhãi ấy thật đáng hận, thật đáng hận!”

05

Mẫu thân rơi lệ hỏi: “Vậy còn Tuân Nhi phải làm sao bây giờ?” 

Ta cũng từng nghĩ đến chuyện này. Hài tử ấy là do ta dạy dỗ không tốt, hay vốn dĩ bản chất nó đã hư hỏng?

“Nó đâu phải đứa trẻ 3 tuổi, tự biết mình đang làm gì. Giờ như thế cũng tốt, dù nhà họ Ứng có chuyện, ta vẫn có thể thay nó thu xếp một hai.”

Chỉ cần trấn an được mẫu thân, đừng để người nóng vội đi tìm Ứng Tuân, những việc khác có thể từ từ lo liệu.

Về sau có cho Ứng Tuân cơ hội nữa chăng? Hoặc vì nó mà ra mưu hiến kế, xuất tiền xuất người ư? Ta sẽ không làm!

Ta sinh nó ra, không dạy tốt được nó, ấy là ta sai. Nó ngó lơ bao năm ta tận tụy, chỉ vì tư lợi mà hạ độc ta, bất hiếu bất kính, chẳng đáng để ta bận lòng thêm.

Sau này ta chỉ an yên sống đời mình, miễn nhà họ Ứng không tìm đến gây phiền, ta chẳng muốn chạm mặt. Nếu bọn họ tự tìm đường chết, ta cũng không ngại tiễn thêm một đoạn. Mẫu thân lo ta nghĩ quẩn, nói muốn ở lại cùng ta.

“Được ở bên mẫu thân để tận hiếu, nữ nhi cầu còn không được.” Mẫu thân tưởng ta sẽ buồn đau khổ sở, nhưng thấy ta mỗi ngày hoặc gảy đàn hoặc vẽ tranh.

Ngày còn là khuê nữ, vì muốn giữ thanh danh, ta từng nỗ lực không ít. Sau khi gả đi, phụ thân đã hao công tìm cho ta một cây đàn, thế mà lâu nay xếp xó. Giờ cung thương giác chủy vũ đều sắp quên sạch.

Ta gảy thử một khúc, tiếng đàn khi vấp khi trượt, mẫu thân vừa cười vừa lắc đầu, rồi lại thở dài ngao ngán.

Người cũng từng cầm kỳ thư họa tinh thông đủ cả, khuôn mẫu của tiểu thư khuê các. Nhưng sau khi xuất giá, quanh quẩn lo phu quân, lo con, khó khăn lắm mới rảnh rang, lại bận chăm cháu nội, cháu ngoại.

“Mẫu thân, cướp được nửa ngày thảnh thơi, chỉ cần có lòng, tất sẽ không muộn.” 

“Ta đã có tuổi rồi, chẳng muốn hao tâm tổn trí thêm.” 

Ta hiểu không khuyên nổi mẫu thân. Huống chi ta lại bắt đầu sắm sửa cửa tiệm, chuẩn bị làm ăn buôn bán. 

Mẫu thân hỏi vì cớ chi phải tự làm khổ thế. Ta nào dám nói trắng rằng, mấy cửa tiệm, trang viên, tranh chữ, cổ vật ta bán đi trước kia không hoàn toàn do ta kinh doanh mà có, một phần dựa vào nhà họ Ứng. 

Ngày trước chẳng hay cha con họ lòng lang dạ sói, ta tin tưởng, quý trọng họ quá mức, đúng là mù quáng. Về sau mới biết bản chất tham lam vô sỉ của bọn họ, ta nào cam lòng không tìm lối thoát. 

Ta không muốn vì mình mà còn kéo theo nhà mẹ đẻ vạ lây. Ta chẳng toan tính trả thù, cũng hiểu trên đời chẳng có bức tường nào không lọt gió. Ta cầm trong tay vài kẻ mà nhà họ Ứng đều rõ, lỡ bị truy xét, e rằng chẳng ai thoát. 

Vả lại ta vừa hòa ly, người dòm ngó nhiều, chỉ chút động tĩnh cũng có thể gây đàm tiếu. Đã thế hà cớ gì phải để thiên hạ nắm thóp. 

Phần ta cứ an nhàn, nhà họ Ứng lại nảy sinh rắc rối. Hồi trước, ta tốn không ít công sức để lo cho Ứng Tuân một suất vào Quốc Tử Giám, nay bên đó chính thức gọi tên nó. Vậy mà kẻ ngu xuẩn ấy lại chính trực đùng đùng từ chối.

Nó nói với bạn bè: “Bà ấy vốn đã hòa ly với phụ nhân, lại chẳng chịu nhận ta làm con, ta cũng chẳng nhận bà ấy làm mẹ, đâu thể hưởng ơn huệ của bà ấy, cái danh ngạch chết tiệt ấy ta không cần!” Nó lười biếng, chẳng muốn học, còn nói như mình giữ tiết tháo cao ngời.

Ta thật chỉ muốn phì cười khinh bỉ. Trớ trêu thay mấy người cháu bên ngoại ta đều tự lực thi đậu vào Quốc Tử Giám, vẫn còn vài đứa nhỏ chưa đủ tuổi. 

Nào ngờ Trình di nương của Ứng Chinh lại dẫn con trai thứ là Ứng Hòa tới. Ứng Hòa đúng như cái tên, nhã nhặn lễ độ, ham học, chăm chỉ. 

Nhiều năm ta quản việc nhà, Trình di nương chưa từng giở trò, luôn khéo léo, giúp đỡ ta khá nhiều. 

“Thỉnh an phu nhân (mẫu thân).” Hai mẹ con vừa thấy ta liền quỳ lạy, nha hoàn kéo cũng chẳng kịp. 

“Đứng dậy đi.” Ta biết họ tìm đến vì danh ngạch ấy. 

Trình di nương dâng cho ta một hộp gấm: “Phu nhân, thiếp… thiếp biết mình không nên cất lời, nhưng Hòa Nhi thân là con thứ, lại không được lão gia xem trọng, con đường duy nhất là thi cử, mong phu nhân thương tình…”

6

“Chuyện danh ngạch nói với ta cũng vô ích. Chỉ cần Ứng Chinh đồng ý, bất kể cho ai, ta không có ý kiến.” Trình di nương có bản lãnh, Ứng Hòa có thể thuyết phục phụ thân nó, để Ứng Chinh sắp xếp cho mẹ con bọn họ.

Danh ngạch này ta vất vả mới giành được, thà xé bỏ chứ chẳng cho người nhà họ Ứng.

“Phu nhân, thiếp có một chuyện muốn bẩm riêng với người.” Ta lấy làm lạ, sao bà ta còn níu kéo thế này.

Ta cho nha hoàn, bà tử lui hết, Trình di nương hít sâu một hơi, như dốc sức lớn lao, mới cất lời: “Phu nhân, năm ấy sau khi người sinh xong hôn mê chẳng tỉnh, Vệ ma ma hầu hạ bên lão phu nhân xách một giỏ trúc ra khỏi phủ. Nửa canh giờ sau, bà ấy lại xách giỏ quay về, thiếp nghe thấy bên trong có tiếng trẻ con khóc.”

Đó là chuyện kinh hoàng như trời giáng, hồn phách rụng rời. Trong cơn phẫn nộ, ta giáng cho Trình di nương một bạt tai thật mạnh. Nếu thật có chuyện đó, sao không nói sớm? 

Nay đem ra uy hiếp ta? Hay là mỉa mai ta bao năm khổ cực nuôi lớn một kẻ vong ân, căn bản chẳng phải con ruột? 

Trình di nương quỳ sụp, khẩn thiết: “Phu nhân, thiếp khi ấy chỉ là nha hoàn quét dọn, nào dám đến gần người, huống hồ người và lão gia đang mặn nồng, thiếp càng không dám hé răng. Vạn nhất người không tin, mách lại với lão gia, thiếp còn đường sống ư? Về sau thiếp đôi lần muốn kể, nhưng Đại thiếu gia cũng có vài nét giống người, thiếp sợ mình nghe lầm…”

Ta hiểu, bà ta chỉ lo thân. Nay muốn lo tương lai cho con ruột, liền đem chuyện này ra làm giao kèo, bất kể thật giả thế nào, ta cũng buộc phải tra. 

Nếu là thật, bà ta lập công, nếu sai, hễ cầm được danh ngạch rồi, bà ta nào mất mát gì. Chỉ riêng ta bị lừa hoàn toàn, triệt để. 

Nhưng ta lại tin lời bà ta. Khi ấy ta sinh con tổn hao thân thể, hôn mê bất tỉnh, đám nha hoàn, bà tử đều chăm lo cho ta, không mấy ai để ý hài tử, chờ đại phu bảo ta không nguy hiểm tính mạng, mới nhớ đến đứa bé ta mười phần chết một phần sống mà sinh ra. 

Nhìn nó lần đầu, trắng trẻo mũm mĩm, chẳng giống mấy đứa cháu nhăn nheo xấu xí của ta. Ta nhắm mắt, cố nén cơn cuộn trào tức giận và oán hờn trong lòng: “Danh ngạch Quốc Tử Giám, giao cho Ứng Hòa.” 

“Đa tạ phu nhân, đa tạ phu nhân.” Trình di nương không ngừng dập đầu.

Phụ mẫu yêu con, tất lo mưu tính đường dài. Trình di nương là vậy. Mẫu thân của Ứng Tuân cũng thế. 

Ta, Miêu Dinh Du, rốt cuộc nuôi con kẻ khác 18 năm, thật tức chết đi được. Sau khi hai mẹ con họ đi, ta vào nhà củi chẻ củi suốt nửa ngày. 

Xưa nay chưa từng làm việc nặng, chẳng mấy chốc tay chân rã rời, lòng bàn tay phồng rộp rớm máu. Đám nha hoàn, bà tử sợ hãi ngậm tăm, không ai dám ngăn, đành phải mời mẫu thân đến.

Mẫu thân xót xa vô cùng: “Sao lại thành ra thế này? Có ấm ức cứ nói, ta sẽ chủ trì đòi lẽ phải cho con.” 

Tùy chỉnh
Danh sách chương