Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và MỞ ỨNG DỤNG SHOPEE để mở khóa toàn bộ chương truyện.

https://s.shopee.vn/3fs8kJxM4O

Lưu ý: Nội dung trên chỉ xuất hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ. Xin chân thành cảm ơn!

Chương 1

Ngày ta thành thân với Thẩm Chiếu Sơn, hôn lễ được cử hành cực kỳ đơn sơ.

Trong căn nhà tranh, hai chúng ta bái đường qua loa với một tấm vải đỏ được lấy làm khăn voan.

Sau khi thành thân, hắn dốc toàn tâm toàn lực vào việc đọc sách.

Còn ta thì cày ruộng cuốc đất, lại còn phải nuôi trâu.

Thẩm Chiếu Sơn chưa từng cùng ta viên phòng, hắn luôn tỏ vẻ chán ghét ta.

Hắn chê ta hành xử thô tục, lại trách ta cản trở hắn cưới nữ tiên sinh trong thôn.

Về sau, Ninh Châu gặp đại hạn, trong nhà không còn lấy một hạt lương thực, cũng chẳng có tiền cho hắn lên kinh dự thi.

Đúng lúc ấy, thế tử Hầu phủ lâm trọng bệnh, Hầu phủ treo thưởng trăm lượng vàng để tìm một thiếu phụ xung hỉ.

Thẩm Chiếu Sơn lập tức viết một phong hưu thư đưa cho ta.

Hắn nói:

“A Man, nàng đi đi. Từng đó tiền thưởng có thể dùng để giúp ta lên Kinh ứng thí.”

“Nàng yên tâm, thế tử ấy chắc chắn sẽ không để mắt tới nàng. Dù hắn có sống sót cũng sẽ bỏ nàng thôi.”

“Lần này chắc chắn ta sẽ được đề danh bảng vàng, ngày phong quan sẽ quay về đây cưới nàng.”

Về sau, hắn quả thật đỗ Thám Hoa và quay về tìm ta.

Nhưng gia nhân lại cao giọng quát lớn:

“Vô lễ! Đã gặp Thế tử phi, sao còn không hành lễ?”

1

Sau ba tháng trời hạn hán, hoa màu ngoài ruộng héo khô cả, lương thực trong nhà cũng gần cạn sạch.

Ta đành thức đêm may đế giày để sáng sớm đem ra chợ bán, mỗi ngày có thể đổi được một nắm gạo nhỏ.

Đổ gạo vào nồi, thêm thật nhiều nước rồi nấu thành cháo loãng để cầm hơi qua bữa.

Nhưng Thẩm Chiếu Sơn lại rất không hài lòng.

Nhìn bát cháo trắng và ít dưa muối trước mặt, hắn đập mạnh đũa xuống bàn, lạnh giọng nói:

“A Man, ta sắp lên kinh dự thi, nàng lại để ta ăn thứ này sao?”

“Tiền trong nhà đi đâu hết rồi? Có phải nàng lại lén đi mua mấy cái váy hoa lòe loẹt không?”

Ta nhìn bát cháo đầy gạo trước mặt hắn, rồi lại nhìn bát nước gạo trắng tinh của mình, nhẹ nhàng giải thích:

“Giá lương thực sau hạn hán tăng vọt. Thịt giờ đã đắt như vàng, thiếp thật sự không mua nổi.”

“Thiếp biết chàng phải đọc sách nên vẫn chưa nỡ làm thịt con gà ở hậu viện, thiếp giữ nó lại để đẻ trứng, luộc trứng cho chàng ăn.”

“Còn nữa, thiếp cũng lâu rồi không mua váy mới.”

Lần cuối cùng ta mua đồ mới cho mình là ba năm trước.

Năm ấy được mùa nên ta kiếm được chút tiền, khi đi ngang qua chợ, ta trông thấy một chiếc váy hoa thật đẹp.

Giá chỉ mười văn tiền.

Ta nhìn mê mẩn, do dự mãi mới xuống tiền.

Ta mang váy về nhà giặt sạch sẽ, ngay hôm sau liền háo hức mặc thử.

Nhưng khi Thẩm Chiếu Sơn trông thấy, sắc mặt hắn bỗng sa sầm.

Hắn nói ta làm ruộng mỗi ngày, da đen như than, không xứng mặc thứ váy ấy, phải là Tống cô nương trắng trẻo mặc mới hợp.

Khi biết ta tiêu mười văn tiền, hắn nổi trận lôi đình, bảo mười văn ấy có thể mua được mấy xấp giấy, một cuốn sách, còn có thể mua được cả bút.

Thế mà ta lại tiêu vào váy hoa, đúng là hoang phí tột cùng.

Thẩm Chiếu Sơn lải nhải suốt đêm, lúc thì bảo ta mặc xấu, lúc lại bảo ta tiêu xài vô độ, những lời cay nghiệt ấy khiến tay ta run rẩy, mũi kim trên tay cũng đâm lệch.

Từ đó về sau, ta không còn dám mua thêm cho mình bộ đồ mới nào nữa.

Thẩm Chiếu Sơn nghe xong vẫn nhíu mày, lại hỏi:

“Thế nàng không thể kiếm nhiều tiền hơn chút sao?”

“Nếu nàng giỏi hơn thì đời sống cũng đâu đến nỗi này.”

Nhưng hàng xóm ai cũng nói ta là cô nương chăm chỉ nhất trong thôn rồi.

Tất cả việc trong nhà đều do ta làm, cày bừa cuốc đất là ta, dựng giàn trồng dưa là ta, mái nhà dột rêu mốc cũng là ta trèo lên thay.

Sau khi thành thân, Thẩm Chiếu Sơn chỉ lo chuyện học hành, đôi tay của hắn chỉ biết nâng sách, cầm bút, chưa từng đụng vào vật nặng.

Ta mím môi, dè dặt đề nghị:

“Hay là chàng dành chút thời gian cùng thiếp kiếm tiền đi. Hai người làm vẫn hơn một người…”

Lời chưa dứt, Thẩm Chiếu Sơn đã hằn học cắt ngang:

“Khoa cử cận kề, sao ta có thể lười biếng?”

“Nàng đúng là thiển cận vô cùng.”

“Mua sách, mua bút đều cần tiền, lên kinh cũng cần tiền. Nàng nhanh chóng nghĩ cách đi.”

Ta uống hết chén nước cháo còn lưu luyến liếm mép, rồi hỏi hắn:

“Vậy… chàng có thể đem nghiên mực Huệ Châu kia bán được không?”

“Thiếp nghe nói nó rất đáng giá, đủ để vượt qua nạn đói này.”

Nhưng vừa nghe đến đó, mắt Thẩm Chiếu Sơn liền tối lại, vẻ mặt trầm hẳn xuống.

Hắn nói:

“Trần A Man, nghiên mực Huệ Châu đó là lễ vật Tống cô nương tặng ta. Nàng đừng vọng tưởng đến nó, nghĩ cũng đừng nghĩ.”

Tống cô nương xuất thân danh gia, nàng từng cải trang thành nam nhi đến thôn dạy học, từ đó quen biết Thẩm Chiếu Sơn.

Ta từng nhìn thấy cảnh hắn ở chung với Tống cô nương, là vẻ mặt dịu dàng ôn nhu chưa từng dành cho ta.

Ta biết Thẩm Chiếu Sơn rất thích nàng.

Ta cũng biết hắn rất ghét ta.

Trong mắt Thẩm Chiếu Sơn, ta chính là rào cản giữa hắn và Tống cô nương.

Nếu không có ta, người hắn nên cưới là nàng ấy.

2

Ta không phụ thân.

Từ khi ta bắt đầu nhớ được mọi chuyện, nương đã dắt đi ăn xin khắp nơi, cực khổ lắm mới nuôi ta khôn lớn.

Lúc đi ngang Thẩm gia thôn, nương đổ bệnh nặng.

Nếu không nhờ phụ mẫu Thẩm Chiếu Sơn ra tay cứu giúp, có lẽ mạng của nương đã không giữ được.

Họ không chỉ bỏ tiền chạy chữa cho nương mà còn cho chúng ta sống ở căn nhà cũ.

Sau những năm tháng màn trời chiếu đất, hai mẫu tử cuối cùng cũng có một mái nhà để che mưa che nắng.

Nương thường dặn dò Thẩm gia là ân nhân cứu mạng của chúng ta.

Người sống ở trên đời dù chỉ một ngày cũng không được quên ân, ngày sau ta nhất định phải báo đáp.

Vài năm sau, Thẩm phụ và nương ta lần lượt qua đời, ta và Thẩm Chiếu Sơn cũng dần lớn lên.

Thẩm mẫu hay đùa rằng ta và hắn là thanh mai trúc mã, sau này vừa hay có thể tác hợp thành một đôi.

Những lúc ấy, Thẩm Chiếu Sơn thường nhíu mày, mặt lộ vẻ chán ghét.

Ta hiểu, ta và hắn không giống nhau.

Hắn là thiên tài của thôn, ba tuổi thuộc Tứ thư Ngũ kinh, năm tuổi đã biết làm thơ viết văn, ngay cả huyện lệnh cũng hết lời khen ngợi.

Người hắn thích, là Tống cô nương – vị tiên sinh đến dạy học cho bọn trẻ trong làng.

Bọn họ cùng nhau đàm đạo thi ca, luận bàn điển cố, còn ta thì chẳng chen vào được lấy một lời.

Về sau, Thẩm mẫu lâm trọng bệnh, tâm nguyện trước khi bà lìa đời là được tận mắt thấy hắn thành gia lập thất.

Thẩm Chiếu Sơn tìm gặp Tống cô nương, hỏi nàng có nguyện ý gả cho hắn hay không.

Tống cô nương đáp rằng nàng phải gửi thư về Duyện Châu hỏi ý người nhà, chuyện hôn nhân phải được phụ mẫu đồng ý mới thành.

Nhưng Duyện Châu đường sá xa xôi, thư đi thư về rất lâu, mà Thẩm mẫu thì không còn thời gian để chờ đợi nữa.

Tống cô nương vẫn không chịu nhượng bộ.

Thẩm mẫu ho ra máu trên giường bệnh, gắng sức hỏi:

“Chẳng lẽ ngươi muốn ta chết không nhắm mắt sao?”

Câu nói ấy quá nặng nề.

Người đọc sách lấy chữ hiếu làm đầu, Thẩm Chiếu Sơn dập đầu trước giường bà rồi ra ngoài tìm ta.

Hắn hỏi:

“A Man, ta muốn mẫu thân yên lòng ra đi. Nàng gả cho ta được không?”

Ta hỏi hắn:

“Huynh không chờ Tống cô nương nữa à?”

Trong mắt hắn thoáng hiện vẻ đau xót, cuối cùng vẫn lắc đầu:

“Không kịp nữa rồi, nương ta chỉ còn vài ngày thôi.”

Ta nhìn dây bện trên cổ tay mình – thứ mà nương từng đan cho ta rồi nhẹ nhàng gật đầu.

“Được, ta gả.”

Nương từng dạy ta rằng làm người phải biết báo ân.

Thẩm mẫu đối đãi với ta rất tốt, ta nên hoàn thành tâm nguyện cuối đời của bà.

Khi ấy Thẩm gia đã suy bại, trong nhà nghèo túng, nào có tiền chuẩn bị sính lễ?

Ta chỉ lấy một tấm vải đỏ vắt lên người làm áo cưới, lại cắt một mảnh khăn vuông phủ lên đầu, coi như là khăn voan.

Thẩm mẫu ngồi trên ghế gỗ vuông, hơi thở thoi thóp nhưng lại nở nụ cười mãn nguyện.

Bà nói:

“Chiếu Sơn, nam nhi nên thành gia trước rồi mới lập nghiệp. Nay con đã thành gia, có A Man hỗ trợ, con nhất định sẽ làm nên nghiệp lớn.”

Bà rất vui mừng, nhưng đêm tân hôn ấy, Thẩm Chiếu Sơn lại trằn trọc suốt đêm.

Tống cô nương nghe tin hắn thành thân với ta thì không nói gì thêm, chỉ tặng hắn một cái nghiên mực Huệ Châu, chúc hắn sớm công thành danh toại.

Sau đó nàng thu dọn hành lý, quay về quê nhà ở Duyện Châu.

Đêm động phòng, Thẩm Chiếu Sơn ngồi ngẩn ngơ nhìn nghiên mực ấy, ánh mắt ẩn chứa muôn vàn tâm tư.

Hắn không chạm vào ta.

Hắn nói:

“A Man, chúng ta đã thành thân rồi, sau này cứ tạm bợ mà sống vậy đi.”

“Chuyện trong nhà giao cho nàng lo, ruộng đất để nàng trông, gà vịt trong hậu viện cũng để nàng chăm sóc.”

“Ta đã là tú tài, sau này còn phải thi Hội, những chuyện lặt vặt ấy đừng làm phiền ta.”

Mọi gánh nặng đặt hết lên vai ta chỉ với một câu nói nhẹ bẫng ấy.

Nhưng ta vẫn siết chặt áo, gật đầu đồng ý.

Trước khi nhắm mắt, nương ta từng nắm tay ta dặn đi dặn lại, rằng ta phải báo đáp ân nghĩa của Thẩm gia.

Đó là món nợ mà ta mang trên người.

Ta phụng dưỡng Thẩm mẫu cho đến khi bà nhắm mắt yên nghỉ, tắm rửa, liệm xác rồi chôn cất bà vào quan tài.

Ta cung cấp tiền Thẩm Chiếu Sơn học hành, giúp hắn vượt qua kỳ thi Hội, trở thành cống sĩ.

Mọi việc trong nhà, từ trong ra ngoài đều do một tay ta cáng đáng, người trong thôn đều nói sức một mình ta bằng ba người làm.

Nhưng Thẩm Chiếu Sơn vẫn không hài lòng.

Có lẽ vì ta nhắc tới khối nghiên mực Huệ Châu ấy khiến hắn nhớ đến Tống cô nương.

Hắn ôm một lòng phiền muộn đặt đũa xuống, đứng dậy nói muốn ra ngoài hít thở.

Ta nhìn bát cháo còn đầy, khuyên hắn uống đi kẻo nguội.

Thẩm Chiếu Sơn lại lắc đầu, cười khinh bỉ:

“Cũng chẳng phải thứ gì đáng giá, đổ đi cho rồi.”

Bóng dáng hắn khuất khỏi tầm mắt ta.

Ta cúi xuống nhìn chằm chằm bát cháo, không nhịn được mà nuốt nước miếng.

Tội lỗi thay.

Ngoài kia có bao nhiêu người chết đói nằm trên đường, mà hắn lại bỏ cả bát cháo.

Đã lâu rồi ta chưa được ăn bát cháo đặc đến thế.

Nghĩ vậy, ta lập tức bưng bát lên húp cạn sạch sẽ, không chừa lấy một giọt.

Sau một canh giờ, lúc ta còn đang vò đầu suy nghĩ cách kiếm tiền thì Thẩm Chiếu Sơn bỗng quay về.

Trên mặt hắn nở nụ cười hiếm có, vẻ mặt hớn hở nói với ta:

“A Man, chuyện bạc tiền đã có cách rồi.”

“Nàng đi xung hỉ cho thế tử Hầu phủ là có thể nhận được một trăm lượng vàng.”

3

Động tác may đế giày của ta khựng lại, sững sờ tại chỗ.

Ta ngơ ngác hỏi hắn:

“Chàng nói gì?”

Hắn liền kể đầu đuôi sự tình cho ta nghe.

Thì ra thế tử Hầu phủ lâm trọng bệnh, thuốc thang không còn tác dụng, sắp phải buông xuôi trần thế.

Hầu phủ tìm đến sự giúp đỡ thuật sĩ, người đó bảo nếu tìm được người xung hỉ thì bệnh ắt có thể tự lành.

Vì thế, Hầu phủ dán cáo thị, muốn tìm một nữ tử hợp tuổi để làm thê tử xung hỉ cho thế tử.

“Họ đưa ra hàng loạt yêu cầu. Phải là nữ tử sinh vào năm Ất Tỵ, tháng Quý Sửu, ngày Bính Ngọ, mặt tròn mắt hạnh, có hai lúm đồng tiền, lại còn phải họ Trần.”

“Ta nghĩ chỉ có nàng là tập hợp đủ mọi tiêu chuẩn, cáo thị ấy giống như được viết sẵn cho nàng vậy.”

Ta đặt chiếc giày trong tay xuống, ngẩng đầu nhìn hắn:

“Nhưng ta đã thành thân với chàng rồi.”

Tùy chỉnh
Danh sách chương