Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và MỞ ỨNG DỤNG SHOPEE để mở khóa toàn bộ chương truyện.

https://s.shopee.vn/AKP2gKZZAY

Lưu ý: Nội dung trên chỉ xuất hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ. Xin chân thành cảm ơn!

Chương 2

4

Tôi bắt đầu dựng sạp bán đồ ăn sáng.

Bánh bao bánh màn thầu mới làm còn nóng hổi, ngoài tiệm bán hai đồng một cái, tôi bán bảy hào.

Cháo đậu xanh tự tay nấu, tôi bán một đồng một ly.

Người qua đường vây lại xem vì tò mò, vừa nhìn vừa bàn tán:

“Bà cụ lớn tuổi thế này rồi, không ở nhà hưởng phúc, sao còn ra đây làm lụng thế này?”

“Cẩn thận kẻo lỗ vốn, rồi về lại bị con trai con dâu mắng.”

Tôi bị nhìn chằm chằm đến nóng cả mặt, vội vàng giải thích:

“Con dâu tôi tính rồi, không lỗ đâu.

Tôi tay chân còn nhanh nhẹn, lại biết làm mấy món này, kiếm được đồng nào hay đồng đó.”

Người tụ lại khá đông, xem xong vì hiếu kỳ, thấy bánh bao và cháo vừa rẻ vừa sạch sẽ, cũng có không ít người mua.

Mấy ngày đầu bán hàng, tôi sợ làm dư không bán hết sẽ lãng phí.

Mỗi ngày chỉ hấp hai xửng bánh bao, nấu một nồi cháo.

Trừ ngày đầu còn dư chút, mấy hôm sau chưa đến tám giờ sáng đã bán hết sạch.

Không ít người mua còn cảm thán:

“Bà cụ thật thà quá, vất vả rồi.”

Tôi kiếm được tiền, mà họ lại như thể được lợi từ tôi.

Tôi đã quen cả chục năm trời làm bữa sáng miễn phí cho người khác.

Lại còn thường xuyên bị chê dở, bị nói chẳng có món gì mới.

Giờ mới biết, thì ra mấy thứ đó cũng có thể bán lấy tiền.

Cũng có thể đổi được một câu “Vất vả rồi”, chứ đâu phải thật sự dở đến thế.

Bán xong bữa sáng, tôi thu dọn đồ chuẩn bị về, thì bất ngờ nhìn thấy một bóng dáng quen thuộc từ phía xa.

Giờ cao điểm, người qua lại rất đông.

Triệu Ôn Thư đứng lẫn trong đám đông, nhìn về phía tôi.

Lại còn cố tình ẩn mình giữa dòng người, như thể sợ bị phát hiện.

Tôi không biết ông ta làm sao tìm được chỗ này.

Khoảnh khắc tôi nhìn sang, trong chớp mắt bốn mắt giao nhau, mặt ông ta lập tức tái nhợt.

Ông vội vàng quay lưng đi, lúng túng lấy điện thoại ra giả vờ gọi.

Không giống với đa số những ông cụ bảy mươi tuổi lưng còng, gầy yếu.

Hiện giờ tóc Triệu Ôn Thư đã bạc trắng, nhưng dáng người vẫn còn thẳng tắp.

Ở cái tuổi này rồi, đứng giữa đám đông vẫn rất nổi bật.

Đã từng, ông là người mà tôi ngưỡng mộ nhìn lên.

Còn bây giờ, tôi chỉ thản nhiên dời mắt, coi như không thấy.

Tôi ôm xửng hấp và một vài món lặt vặt, quay người đi vào trong khu.

Mới đi được vài bước, bỗng có ai đó kéo tay tôi từ phía sau.

Tôi quay đầu lại, thì thấy Triệu Ôn Thư hoảng hốt buông tay ra.

Nghĩ lại, tôi và ông ấy kết hôn đã năm mươi năm, đây có lẽ là lần đầu tiên, ông ấy chủ động nắm tay tôi.

Có lẽ là vì hoàn cảnh này quá lạ lẫm, Triệu Ôn Thư cứ nhìn trời nhìn đất, duy chỉ không dám nhìn tôi.

Gương mặt ông đầy ngượng ngùng, mất tự nhiên, một lúc lâu mới mở miệng:

“Bà… bà rốt cuộc khi nào thì quay về?”

5

Có lẽ sợ bị người ta nhìn thấy rồi bàn tán.

Giọng của Triệu Ôn Thư nhỏ đến mức gần như thì thầm, mặt ông còn đỏ lên.

Dường như đối với ông, việc hạ mình đến tìm tôi là chuyện vô cùng mất mặt.

Tôi nhìn ông như vậy, chỉ thấy buồn cười.

Chắc là ở nhà không còn ai giặt đồ, không còn ai nấu cơm nữa.

Tôi điềm đạm nhắc ông:

“Tôi sẽ không quay về đâu.

Triệu Ôn Thư, ngoài chuyện ly hôn, tốt nhất chúng ta cũng đừng gặp lại nữa.”

Tôi quay người tiếp tục bước đi.

Ông lại vội đuổi theo, giọng đã có phần luống cuống và bực bội:

“Ly hôn gì chứ. Lâm Vân, tôi khi nào đồng ý ly hôn?”

“Làm loạn đến mức này cũng đủ rồi, theo tôi về nhà!”

Tôi không buồn đáp lại.

Sắp tới cửa thang máy, người phía sau đuổi theo đã bắt đầu thở hổn hển vì đuối sức.

Tiếng ho kéo theo từng cơn gấp gáp, bước chân của Triệu Ôn Thư cũng dần chậm lại.

Ông gọi với theo tôi, giọng hốt hoảng:

“Bà… bà chậm chút. Tôi đau ngực, đau lắm…”

Tim của Triệu Ôn Thư xưa nay vốn yếu, không chịu được kích động, cũng không thể đi nhanh.

Trước kia mỗi lần như vậy, tôi đều lập tức dừng lại, đỡ ông ngồi xuống nghỉ.

Rót nước, lấy thuốc, tận tình chăm sóc.

Cũng vì bệnh của ông, mấy chục năm qua, tôi gần như gánh vác hết tất cả việc lớn nhỏ trong nhà.

Nhiều lúc nghĩ lại, ngần ấy năm, dù là một con chó, cũng nên biết ơn tôi một chút.

Nhưng Triệu Ôn Thư thì không.

Tôi bước vào thang máy.

Qua khe cửa thang máy đang từ từ khép lại, tôi thấy ông ta đau đến mức lưng cong gập lại.

Ông nhìn tôi, ánh mắt vừa đau đớn vừa bàng hoàng – có lẽ là bàng hoàng vì sự lạnh lùng của tôi lúc này.

Ông cố mở miệng, khó khăn lắm mới nói ra được mấy chữ:

“A Vân, bà…”

Ngay khoảnh khắc cửa thang máy đóng hẳn lại, tôi thấy rõ sự bối rối và cô độc trong ánh mắt ông.

Nhưng tôi không muốn quay đầu lại nữa.

Năm mươi năm rồi – đến cả trái tim cũng không sưởi ấm nổi, tôi không tin vào điều đó nữa.

6

Sạp đồ ăn sáng của tôi ngày càng đông khách.

Con dâu lại dạy tôi làm thêm mấy món như bánh chẻo, hoành thánh.

Rồi lại chỉ tôi dựng thêm một cây sào cạnh sạp, treo mấy món đồ thủ công nhỏ để bán kèm.

Buôn bán ngày một khấm khá.

Lãi ít nhưng bán chạy, nên dù không kiếm được nhiều, cũng đủ để tôi tự nuôi sống bản thân.

Dần dần, sạp nhỏ của tôi mở lâu ngày cũng khiến tôi trở nên quen mặt trong khu dân cư.

Có mấy bạn trẻ còn đùa gọi tôi là “Bà ngoại truyền cảm hứng nhất năm”.

Trùng hợp là trong nhóm chat cư dân của khu, có một người là quản lý bên viện dưỡng lão.

Anh ấy đang than phiền vì cô nấu ăn buổi sáng bên đó đột ngột nghỉ việc, mấy ngày tới đang lo không ai chuẩn bị bữa sáng cho các cụ.

Trong nhóm cư dân, lập tức có người @ con dâu tôi, giúp tôi kiếm thêm công việc.

Người phụ trách viện dưỡng lão rất hào sảng, đồng ý ngay.

Anh ấy còn nói có thể cho tôi sử dụng bếp và dụng cụ nấu ăn của viện, bột mì cũng sẽ được cung cấp miễn phí.

Tôi vui vẻ nhận lời.

Tối đó, con dâu làm một bàn thức ăn lớn, còn khui thêm một chai rượu vang đang giảm giá trong siêu thị.

Cô rót hai ly, giống như bao nhiêu lần trước kia.

Chỉ khác là, ngày xưa là rót cho Triệu Ôn Thư và Triệu Thành.

Còn giờ đây, một ly cô đặt trước mặt mình, ly còn lại đẩy về phía tôi.

Cô nâng ly, mỉm cười:

“Mẹ, muốn thử một chút không?”

Cả đời tôi, từng thấy hai cha con họ uống rượu không biết bao nhiêu lần, vậy mà bản thân tôi chưa từng nếm thử.

Tôi nhìn ly rượu trước mặt, có hơi do dự:

“Uống có say không? Sáng mai mẹ còn phải dậy làm bánh bao cho viện dưỡng lão nữa.”

Con dâu bật cười vì tôi hỏi như thế:

“Không đâu, rượu vang nhẹ lắm, hơn nữa chỉ có một ly thôi mà.

Uống một chút còn giúp đẹp da nữa đấy.”

Tôi nghe xong, có chút ngại ngùng:

“Mẹ già rồi, còn đẹp đẽ gì nữa…”

Con dâu cười hiền:

“Thì sao chứ?

Hôm mình rời khỏi nhà đó, chẳng phải chính mẹ đã nói với con sao.

Chỉ cần còn chưa hai chân đạp xuống mồ, thì làm gì cũng chưa muộn.”

Lòng tôi bỗng thấy ấm lên.

Tựa như một vũng nước chết lặng trong tim, đã lặng yên mấy chục năm…

Giờ đây, khi tôi đã gần bảy mươi, lại bỗng gợn lên một tia sóng.

Tôi nâng ly rượu, chạm nhẹ vào ly của con dâu:

“Ừ, chưa muộn đâu.”

7

Con dâu tôi mắt có hơi đỏ, nhưng giọng thì đầy vui mừng:

“Mẹ, còn một chuyện tốt nữa.

Con cuối cùng cũng được thăng chức rồi, lên làm quản lý phòng Marketing.”

Cô ấy đã làm ở công ty đó hơn mười năm rồi.

Vốn dĩ năng lực không tệ, đáng lẽ nên được thăng chức từ lâu.

Nhưng trong nhà lúc nào cũng bận bịu chuyện không dứt.

Triệu Thành mấy năm nay tự nhận mình là họa sĩ lớn, suốt ngày vùi đầu vẽ vời, vậy mà chưa từng bán được bức nào ra hồn.

Con dâu vì thế bị xoay như chong chóng, thường xuyên phải xin nghỉ để chăm sóc anh ta mỗi khi lên cơn suy sụp tinh thần.

Cơ hội thăng chức cứ thế trôi xa mãi.

Giờ rời khỏi hai cha con đó rồi, mới phát hiện thì ra… mọi chuyện cũng đơn giản đến vậy.

Tùy chỉnh
Danh sách chương