Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và MỞ ỨNG DỤNG SHOPEE để mở khóa toàn bộ chương truyện.
https://s.shopee.vn/1BBGPxYah7
Lưu ý: Nội dung trên chỉ xuất hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ. Xin chân thành cảm ơn!
Tôi mở ra nhìn, suýt chút nữa không nhịn được cười —
Đó là một chiếc váy voan mỏng tang gần như trong suốt, mặc vào thấy rõ cả nội y, độ dài chỉ vừa đủ che… phần mông.
“Em gái… cái này…” – Tôi “khó xử” nhìn cô ta.
Lâm Lung đã thay xong trang phục biểu diễn của mình, lộng lẫy như công chúa trên sân khấu:
“Sao thế? Ở thành phố ai cũng mặc vậy mà. Chị sẽ không bảo thủ quá chứ?”
Tôi cúi đầu lí nhí:
“Chị… chị nghĩ mình sẽ mặc đồ của mình thôi…”
Mặt Lâm Lung lập tức sầm lại:
“Không được! Chúng ta là một đôi, phải mặc đồ ton-sur-ton!”
Cô ta nâng giọng:
“Chị sẽ không phải là thấy đồ em chọn… quá quê mùa đấy chứ?”
Mấy nữ sinh xung quanh bắt đầu nhìn sang, rì rầm bàn tán.
Tôi cắn môi, mắt ươn ướt như sắp khóc đến nơi.
“Có chuyện gì vậy?” – Giọng Chu Mặc vang lên từ phía sau.
Cậu ấy liếc nhìn chiếc “trang phục” trên tay tôi, lập tức cau mày:
“Trang phục này không hợp quy định.”
Lâm Lung bực tức:
“Chỗ nào không hợp?!”
“Trong quy định nhà trường ghi rõ: trang phục biểu diễn không được quá hở hang.” – Chu Mặc đẩy gọng kính –
“Bạn Lâm Thính có quyền mặc đồ của mình.”
Lâm Lung còn định cãi, thì giáo viên phụ trách văn nghệ của hội học sinh tiến lại gần:
“Chu Mặc nói đúng. Lâm Lung, bộ đồ này thực sự có vấn đề.”
Gương mặt Lâm Lung vặn vẹo vì tức giận, nhưng vẫn phải lùi bước:
“Vậy… thì chị ít nhất phải mặc đồ cùng màu với em!”
Tôi rụt rè nói nhỏ:
“Em… em có mang đồ sẵn rồi…”
Tôi lấy từ túi ra một chiếc túi giấy, bước vào phòng thay đồ.
Vài phút sau, tôi bước ra với bộ trang phục dân tộc đã được cải tiến —
Áo xanh chàm thêu hoa văn mây tỉ mỉ, váy dài màu trầm, vừa giữ được nét truyền thống, vừa mang hơi thở hiện đại, kín đáo mà vẫn thanh lịch.
Mắt Lâm Lung trợn tròn:
“Cô… cô mang theo cái này từ bao giờ…”
“Mẹ em gửi lên,” – tôi khẽ đáp –
“Là trang phục truyền thống của làng em…”
Ở góc phòng, Chu Mặc không biết đã đứng đó từ khi nào, nhìn tôi gật nhẹ đầu.
Tôi cũng đáp lại bằng một nụ cười ngượng ngùng, đầy lễ phép.
Người dẫn chương trình cất giọng giới thiệu:
“Tiếp theo, xin mời phần biểu diễn hiện đại vũ đến từ lớp 11(3) – bạn Lâm Lung và bạn Lâm Thính!”
Lâm Lung ngẩng cao đầu, bước lên sân khấu với dáng đi tự tin như công chúa.
Tôi cúi đầu lẽo đẽo theo sau.
Phía dưới khán đài vang lên những tràng pháo tay rộn rã, không ít người đã giơ điện thoại lên sẵn sàng quay video.
Âm nhạc nổi lên, Lâm Lung bắt đầu bài nhảy mà cô ta đã dày công chuẩn bị.
Tôi cố gắng bắt chước từng động tác một cách “vụng về”, kéo theo những tràng cười rì rầm trong khán phòng.
Khi đến đoạn giữa bài — theo đúng kịch bản luyện tập — tôi phải thực hiện cú xoay người khó, kết hợp động tác đá chân cao.
Tôi “lỡ tay” vấp một cái, ngã lăn xuống sàn sân khấu.
Khán giả bật cười ồ ạt.
Lâm Lung ngoái lại nhìn tôi, ánh mắt tràn đầy khoái trá.
Nhưng đúng lúc đó, tôi chậm rãi chống tay đứng dậy, hít một hơi sâu…
Rồi cất tiếng hát.
Giọng ca vang lên trong trẻo, xé toạc sự ồn ào trong hội trường.
Đó là một khúc dân ca xưa kể về núi và suối, được tôi phối lại theo bản nhạc hiện đại của Chu Mặc – giữ lại sự nguyên bản mộc mạc, pha chút kỹ thuật chuyển âm hiện đại, khiến bài hát vừa cổ kính vừa mới mẻ.
Cả hội trường lặng như tờ.
Lâm Lung đứng đờ ra giữa sân khấu, không biết phải làm gì.
Tôi tiếp tục cất cao tiếng hát, giọng ngày một chắc, như thể tôi đang đứng trên ngọn đồi quê hương.
Khi lên tới nốt cao nhất – High C – tôi dễ dàng vượt qua, rồi kết thúc nhẹ nhàng.
Im lặng kéo dài vài giây.
Rồi — tiếng vỗ tay vang dội như sấm nổ.
“Trời ơi hay quá!” – “Tiếng hát thần tiên!” – “Đây mới là âm nhạc nguyên bản đích thực!”
Lời khen tuôn ra như suối.
Gương mặt Lâm Lung tái mét, miễn cưỡng hoàn thành nốt phần múa của mình, nhưng so với màn hát dân ca của tôi thì trông nhạt nhẽo và gượng gạo đến tội nghiệp.
Khi xuống sân khấu, một người đàn ông lạ mặt bước nhanh đến chặn tôi lại:
“Chào em, thầy là đạo diễn kênh Văn nghệ Đài Truyền hình thành phố. Bài dân ca của em thật tuyệt vời! Em có muốn tham gia chương trình Khám phá nghệ thuật dân gian của chúng tôi không?”
Tôi “kinh ngạc” đưa tay che miệng:
“Thật… thật sự được ạ?”
“Dĩ nhiên rồi!” – Ông ấy hồ hởi đưa danh thiếp –
“Tuần sau tụi thầy quay, em chuẩn bị khoảng hai bài nhé?”
Lâm Lung nghe thấy rõ mồn một. Sắc mặt cô ta vặn vẹo trong thoáng chốc, nhưng lập tức nở một nụ cười ngọt ngào:
“Chị à, chúc mừng chị nhé!”
Rồi quay sang đạo diễn:
“Em là em gái chị ấy, em cũng giỏi biểu diễn lắm…”
Đạo diễn gật đầu xã giao, giọng lạnh nhạt:
“Chương trình này chủ đề là nghệ thuật nguyên bản.”
Ý nói rất rõ ràng: Không dành cho cô.
Nụ cười của Lâm Lung cứng đơ trên gương mặt.
Tôi giả vờ không thấy, tươi cười nhận danh thiếp:
“Cảm ơn thầy! Em sẽ chuẩn bị thật kỹ!”
Kết thúc buổi biểu diễn, hiệu trưởng đích thân trao cho tôi giải “Tài năng xuất sắc nhất”.
Lâm Chấn Quốc và Vương Nhã Cầm cũng có mặt, sắc mặt vô cùng phức tạp — kinh ngạc, ngờ vực… và ẩn giấu một chút tự hào khó nhận ra.
“Thính Thính,” – Lâm Chấn Quốc lần đầu chủ động vỗ vai tôi –
“Không ngờ con hát hay vậy.”
Tôi rụt rè cúi đầu:
“Ở làng con… ai cũng biết hát…”
Lâm Lung đứng bên, móng tay bấm sâu vào lòng bàn tay.
Tiết mục hiện đại vũ của cô ta — chỉ giành được giải ba.
Về đến nhà, Lâm Lung lập tức lao vào phòng mình, “rầm” một tiếng đóng sầm cửa lại, mạnh đến mức bức tranh treo ở cầu thang cũng khẽ rung lên.
Vương Nhã Cầm thoáng nhìn tôi, ánh mắt đầy lo lắng, rồi lại không nhịn được mà chạy theo con bé lên lầu, miệng lẩm bẩm: “Con bé này, sao lại cứ cố chấp như vậy…”