Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và MỞ ỨNG DỤNG SHOPEE để mở khóa toàn bộ chương truyện.
https://s.shopee.vn/9pTEjf7Fjd
Lưu ý: Nội dung trên chỉ xuất hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ. Xin chân thành cảm ơn!
Tôi quay sang đẩy Trần Nghiễn Chu về phòng làm việc:
“Còn anh! Đừng làm phiền chỉ huy trưởng nữa! Về mà code đi! Có cơm gọi!”
Trần Nghiễn Chu bị đẩy đi, vẫn chưa cam lòng quay đầu lại:
“Sơ Nguyệt! Em đừng chiều nó quá! Logic phải rèn từ nhỏ mà…”
“Bồi dưỡng chứ! Tất nhiên là bồi dưỡng rồi!” Tôi vội đáp lấy lệ, “Đợi khi con tàu Vô Úy của thằng bé đánh xong tổ mẹ bầy sâu vũ trụ, em sẽ để nó học với anh cách dùng code điều khiển pháo laser của phi thuyền! Được chưa?”
Trần Nghiễn Chu nghe xong, thấy đề nghị này còn có giá trị, lầm bầm “vậy còn chấp nhận được”, cuối cùng cũng chịu quay về phòng làm việc.
Tôi thở phào, quay lại nhìn đứa con trai đang đắm chìm trong vũ trụ giả tưởng của nó, lắc đầu bất lực.
Cái nhà này, lớn nhỏ gì cũng là “quái vật logic”, đúng là quá đủ rồi.
Nhưng mấy ngày yên bình không kéo dài được bao lâu, tôi lại một lần nữa bị “thao tác thần kỳ” của Trần Nghiễn Chu đẩy thẳng vào cảnh tượng “xã hội tử vong”.
Cô giáo chủ nhiệm của Tinh Dã, cô Lý — một giáo viên trẻ dịu dàng, tri thức, gọi điện cho tôi, giọng hơi ngập ngừng:
“Chị là mẹ của Tinh Dã đúng không? Em muốn trao đổi chút chuyện…”
Tim tôi lập tức đập lỡ một nhịp, tưởng thằng bé lại mang mớ “thuyết khoa học” đi chất vấn giáo viên.
“Cô Lý, cô nói đi… Tinh Dã lại làm gì à?”
“Không không, Tinh Dã rất thông minh, chỉ là… suy nghĩ hơi đặc biệt chút.” Cô Lý lựa lời, “Là thế này, tuần sau lớp mình có tổ chức ‘phụ huynh vào lớp’, mời bố mẹ có chuyên môn hoặc năng khiếu đến dạy một tiết học vui cho tụi nhỏ. Lần trước em có nghe Tinh Dã nói bố nó là kỹ sư? Không biết anh Trần có thể đến dạy mấy bạn nhỏ vài kiến thức khoa học vui không? Ví dụ về robot chẳng hạn? Bọn trẻ chắc chắn thích lắm!”
Phụ huynh vào lớp? Mà là Trần Nghiễn Chu? Đi dạy một đám nhóc tiểu học?
Trong đầu tôi lập tức hiện ra đủ loại hình ảnh kinh hoàng: anh ta giảng giải sức bền vật liệu bằng cờ inox, lấy nguyên lý máy rửa bát để ví dụ quy tắc lớp học, thậm chí có thể mang lego lên phân tích tổn thất chiến tranh… mồ hôi lạnh túa ra từng giọt.
“Ờ… cái này…” Tôi cố tìm cách thoái thác, “Chồng tôi… gần đây bận công việc, mà anh ấy nói chuyện… hơi khó hiểu, sợ tụi nhỏ không theo nổi…”
“Không sao đâu chị!” Cô Lý hào hứng ngắt lời, “Chỉ cần giảng mấy cái đơn giản vui vui là được! Như robot di chuyển ra sao? Hay làm thử nghiệm nhỏ? Chỉ tầm hai mươi phút thôi! Mà nếu Tinh Dã biết bố sẽ đến dạy, chắc mừng lắm luôn đó!”
Câu này làm tôi chẳng còn đường lui.
Cúp máy xong, tôi ngồi vò đầu.
Phải làm sao đây? Cho Trần Nghiễn Chu đi? Thảm họa chắc chắn! Không cho đi? Tinh Dã sẽ buồn.
Tôi cắn răng, run rẩy kể cho Trần Nghiễn Chu nghe chuyện. Lúc đó anh đang chỉnh lại con robot “Thiết Đản” (trông như máy hút bụi tự chế), vừa nghe xong thì ngẩng đầu, ánh mắt sau gọng kính… sáng bừng?
“Dạy mấy đứa nhỏ? Phổ cập khoa học?” Anh đẩy kính, “Được. Cơ hội tốt để truyền bá tư duy khoa học. Anh chuẩn bị một chút.”
Nhìn dáng vẻ như sắp “phổ độ chúng sinh” của anh ấy, tôi càng lo hơn:
“Trần Nghiễn Chu! Nghe em nói đã! Đó là lũ trẻ lớp 1, 2! Không phải đồng nghiệp của anh! Giảng cái gì nhẹ nhàng vui vẻ thôi! Không công thức! Không code! Không tập hợp logic! Làm ơn vì sĩ diện của con, đừng dọa người ta!”
Anh nhìn tôi, hơi ngớ ra, nhưng vẫn gật đầu:
“Biết rồi. Vui vẻ. Đơn giản.”
Những ngày sau đó, tôi cứ nơm nớp lo.
Anh ta suốt ngày đóng cửa trong phòng làm việc, bên trong thỉnh thoảng phát ra tiếng… máy khoan? Tôi nghe mà chỉ muốn lên chùa cầu an.
Hỏi anh chuẩn bị đến đâu rồi, anh chỉ trả lời đúng hai chữ:
“Ổn mà.”
Rồi cái ngày “phụ huynh vào lớp” cũng đến. Tôi xin nghỉ nửa buổi, mang theo tâm trạng như đi chịu án, cùng anh đến trường.
Lớp học gọn gàng, bọn trẻ ngồi ngay ngắn, ánh mắt đầy mong chờ.
Tinh Dã ngồi bàn đầu, lưng thẳng tắp, mặt mũi rạng rỡ: “Mọi người nhìn đi! Đó là ba tớ đó!”
Cô Lý giới thiệu rất nhiệt tình:
“Các con, hôm nay chúng ta rất vinh hạnh được mời bố của bạn Trần Tinh Dã đến lớp! Bác Trần là một kỹ sư rất giỏi! Hôm nay bác sẽ dạy chúng ta một tiết học khoa học thật thú vị! Nào, vỗ tay nào!”
Trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt, Trần Nghiễn Chu xách một cái hộp dụng cụ to đùng (!!!), bước lên bục giảng. Hôm nay anh mặc một chiếc áo khoác kỹ sư xanh sạch sẽ (chắc là bộ “trang trọng” nhất của anh), mặt nghiêm túc y như sắp phóng tên lửa.
Tôi tim đập loạn xạ.
Chỉ thấy anh đặt hộp lên bàn, “cạch” một tiếng mở ra. Đám nhỏ kéo dài cổ nhìn.
Nhưng thứ anh lấy ra không phải bảng mạch hay linh kiện robot như tôi sợ, mà là… mấy quả bóng bay đủ màu?
Một chai nước khoáng bằng nhựa?
Một lọ dấm trắng?
Một gói baking soda?
Còn có vài cái ly giấy?
Tôi ngơ ra. Ủa? Sao nhìn hơi sai vibe vậy?
Trần Nghiễn Chu cầm lấy quả bóng bay đỏ, giọng vẫn trầm trầm bình thản:
“Các con, hôm nay chúng ta không học máy móc phức tạp. Chúng ta chơi một trò chơi — ‘Núi lửa phun trào trong chai’.”
Lớp học lặng ngắt như tờ. Mấy đứa nhỏ tròn mắt nhìn.
Anh lấy chai nước nhựa, rót nửa chai dấm trắng vào.
Sau đó dùng phễu nhỏ đổ một muỗng lớn baking soda vào bóng bay chưa thổi.
Rồi, cực kỳ cẩn thận, anh luồn miệng bóng vào miệng chai, đảm bảo kín khí.
“Bây giờ, nhìn kỹ nhé.”