Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và MỞ ỨNG DỤNG SHOPEE để mở khóa toàn bộ chương truyện.

https://s.shopee.vn/9ADpYREO9p

Lưu ý: Nội dung trên chỉ xuất hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ. Xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 12

12

Đặc biệt là đối với sinh viên của Học viện Nông nghiệp, dường như luôn mang theo một thứ địch ý mơ hồ, khó hiểu.

Cô ta nghe ngóng khắp nơi để tìm một tân sinh viên tên Lâm Vãn, nhưng cuối cùng phát hiện ra tôi chưa hề đến trường báo danh, mà đã bảo lưu học bạ, tiếp tục ở lại vùng quê.

Tin tức này, nghe đâu khiến cô ta nổi trận lôi đình trong ký túc xá, đập phá đồ đạc loạn cả lên.

Tôi chỉ cười khẽ khi nghe đến đó, tiếp tục chăm sóc những mạ lúa xanh mướt trong ruộng nhà mình.

Thời gian chớp mắt trôi qua — đã năm năm.

Làn gió cải cách mở cửa, cuối cùng cũng thổi đến ngôi làng hẻo lánh này.

Đất được khoán đến hộ rồi!

Cả đại đội Hướng Dương như gặp mưa sau hạn, bừng lên sức sống chưa từng có.

Nhà nhà người người dốc hết sức lực, chăm chút từng tấc đất được chia.

Mấy “kỹ thuật nhỏ” của tôi, cuối cùng cũng có đất dụng võ, không cần che giấu nữa.

Giống lúa tôi tự tay lai tạo (bên ngoài thì bảo là “mò mẫm thử nghiệm mà ra”), năng suất cao hơn giống thường đến hai phần mười, lại còn kháng bệnh tốt.

Cách ủ phân hữu cơ và mô hình xen canh luân canh tôi giới thiệu, cũng cho hiệu quả rõ rệt.

Ban đầu, mọi người còn bán tín bán nghi.

Nhưng khi nhà thím Vương bên cạnh dùng giống lúa và phương pháp của tôi, năm đó thu được nhiều hơn hẳn mấy bao thóc, thì người đến “xin bí quyết” cứ nối đuôi nhau kéo đến.

Tôi trở thành “Kỹ thuật viên Lâm” danh chính ngôn thuận của đại đội Hướng Dương.

Dù danh xưng này không có biên chế, không nhận lương nhà nước, nhưng bà con tin tưởng tôi.

Nhà ai gặp vấn đề gì trên ruộng, đều thích hỏi tôi.

Tôi luôn dùng lời lẽ dễ hiểu nhất để giải thích cho họ, chưa từng giấu nghề.

Cuộc sống của tôi cũng ngày càng khấm khá.

Lương thực thu từ ruộng tự trồng ăn không hết, có thể bán lấy tiền.

Tôi dùng số tiền tích cóp sửa sang lại căn phòng kho cũ của mình, tuy vẫn đơn sơ nhưng đã sạch sẽ sáng sủa.

Tôi còn nhờ người trên thành phố mua giúp vài con thỏ lông dài, lông thỏ có thể bán, cũng có thêm thu nhập.

Bình yên, đủ đầy, tự do.

Đây có lẽ chính là cuộc sống tốt nhất mà tôi từng mơ đến.

Hôm ấy, tôi đang ngồi xổm ngoài bờ ruộng, kiểm tra đám khoai lang giống mới được đưa vào ruộng thực nghiệm (thật ra lấy từ không gian) phát triển ra sao.

Nắng chiều ấm áp phủ lên lưng, dễ chịu đến mức khiến người ta muốn nằm lăn ra mà ngủ.

“Kỹ thuật viên Lâm ơi! Kỹ thuật viên Lâm!”

Thằng bé nửa lớn trong làng tên Thiết Đản thở hổn hển chạy đến, gọi toáng lên:

“Đầu làng! Có xe hơi tới! Đẹp lắm! Nói là tìm chị đó!”

Xe hơi?

Tôi hơi ngạc nhiên, đứng dậy, phủi đất trên tay rồi đi theo Thiết Đản ra cổng làng.

Từ xa đã thấy một chiếc xe Santana đen bóng — kiểu xe được xem là xa xỉ trong thời đại này — đang đỗ trên con đường đất ở đầu làng.

Cả đám người trong làng đang tò mò vây quanh, đứng từ xa nhìn ngó.

Cửa xe mở ra.

Một người đàn ông mặc bộ áo trung sơn xám may đo gọn gàng bước xuống xe.

Dáng người cao thẳng, khuôn mặt tuấn tú, khí chất trầm ổn, chỉ là giữa hai chân mày ẩn hiện sự mỏi mệt vì đi xa và… một vẻ bồn chồn khi gần đến quê nhà.

Là Trần Mặc.

Năm năm không gặp, anh ta đã rũ bỏ vẻ non nớt thời còn là trí thức về quê, thay vào đó là phong thái chững chạc của một người đã thành công.

Anh ta thấy tôi, thoáng sững lại, như có chút không dám tin.

Người con gái trước mắt, đã không còn là cô Lâm Vãn lấm lem, hay trốn vào xó tường của năm xưa.

Làm lụng nhiều năm khiến làn da tôi chuyển sang màu bánh mật khỏe khoắn, thân hình rắn rỏi, cân đối.

Chiếc áo vải xanh trên người đã bạc màu vì giặt nhiều, nhưng vẫn sạch sẽ, phẳng phiu.

Ánh mắt sáng, thần thái bình thản, cả người toát lên khí chất vững vàng, đằm thắm như bám rễ vào mảnh đất quê hương.

“Lâm Vãn?” Anh ta thử gọi một tiếng.

Tôi mỉm cười, bước tới:

“Đồng chí Trần Mặc? Lâu quá không gặp. Sao hôm nay rảnh về thăm vậy?”

“Ừm… lâu thật rồi.” Trần Mặc nhìn tôi, trong mắt đầy ngỡ ngàng, cảm thán, xen lẫn một tia nhẹ nhõm.

“Thay đổi… nhiều quá.”

“Đất lành nuôi người mà.” Tôi đáp bâng quơ, ánh mắt lướt ra phía sau anh ta.

Cửa ghế phụ cũng mở ra.

Một bé gái tầm ba bốn tuổi, mặc váy hoa, buộc hai búi tóc nhỏ xíu, nhảy từ xe xuống.

Đôi mắt to tròn tò mò nhìn quanh.

Ngay sau đó, một phụ nữ trẻ mặc váy liền màu nhã nhặn cũng bước xuống, trên tay ôm một em bé nhỏ xíu còn đang bọc trong tã lót.

“Đây là vợ anh, Thẩm Tĩnh. Đây là con gái anh, An An. Còn đây… là con trai nhỏ, Khang Khang.” Trần Mặc giới thiệu, giọng dịu dàng.

“Chào chị dâu ạ.” Tôi cười chào. “Hai bé đáng yêu quá trời.”

Thẩm Tĩnh mỉm cười dịu dàng, gật đầu:

“Chào chị, đồng chí Lâm Vãn, thường nghe Trần Mặc nhắc đến chị.”

Tùy chỉnh
Danh sách chương