Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và MỞ ỨNG DỤNG SHOPEE để mở khóa toàn bộ chương truyện.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ xuất hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ. Xin chân thành cảm ơn!
Ông nhìn chằm chằm vào gương mặt của bà nội:
“Nếu không nhờ mối ân tình đó, thật ra bà cũng không muốn gả cho tôi đúng không?”
“Tôi thì từ đầu vẫn nghĩ bà là người xen ngang chuyện tôi với Tiểu Diệp, nên trong lòng luôn có oán trách bà. Nhưng bà chưa bao giờ than trách gì cả. Vẫn tiếp tục cùng tôi sống đến tận bây giờ… Là vì bà thật sự không để tâm sao?”
Bà nội thấy chẳng còn gì đáng nói nữa, đẩy ông ra đầy khó chịu:
“Giờ ông còn nhắc lại mấy chuyện cũ rích đó làm gì?”
“Hồi đó nếu ông nói thẳng là trong lòng không quên được Tiểu Diệp, tôi nhất định sẽ để ông đi, đích thân đến gặp cha mẹ ông xin từ hôn.”
Bà nội vốn không muốn nhắc lại nữa, nhưng những lời này cuối cùng vẫn bật ra.
“Tôi khi ấy thật sự có ấn tượng tốt với ông. Vì ông là người bạn cùng trang lứa đầu tiên tôi quen khi đến đây. Ông còn chia cho tôi kẹo trái cây nữa.”
“Lớn lên, cha mẹ đôi bên sắp xếp hôn sự, tôi cũng không phản kháng gì, thậm chí còn thấy có chút vui mừng — vì ông không phải người xa lạ.”
“Nhưng ông thì sao? Ông chưa từng thể hiện thái độ. Cha mẹ ông quyết định mọi thứ, ông có phản đối không? Ông từng nói với họ là mình không đồng ý à?”
“Cưới rồi, nếu ông mạnh mẽ dứt khoát đòi ly hôn, tôi còn xem ông là người có bản lĩnh. Nhưng ông lại chọn cách sống dật dờ qua ngày, không vừa ý thì gây rối. Ông nghĩ sống như vậy là đúng sao?”
Ông nội cười chua chát:
“Tôi biết giữa tôi và Tiểu Diệp chẳng còn khả năng nào nữa. Nhưng bà cứ luôn nhẫn nhịn tôi… Tôi thật sự không hiểu, rốt cuộc bà nghĩ gì về tôi?”
“Còn chuyện năm xưa, sau khi Tiểu Diệp rời đi, tôi vẫn giữ lại cuốn sách cô ấy để lại. Sau đó bà ném nó đi, tôi giận lắm. Vì đó là kỷ niệm quý giá của tôi.”
“Nhưng tôi cũng không hiểu, sao bà lại có thái độ lạ như vậy với cuốn sách đó? Bà không tò mò gì à? Tôi còn nghĩ bà sẽ ghen, nhưng sau đó bà lại thờ ơ. Bà thật sự không quan tâm tôi sao?”
Bà nội bỗng phá lên cười, sải bước đi ra ngoài. Nhưng rồi bà vẫn đứng lại, quay đầu nói:
“Cuốn sách đó được bọc bằng một miếng vải hoa màu đỏ, để ở cửa sổ phòng ông – cái cửa hướng ra đường đúng không?”
Ông nội bỗng đứng sững lại. Đầu óc ông nhanh chóng kết nối lại mọi chuyện:
“Sao… sao bà biết? Ý bà là…”
“Ông luôn nói muốn có được cuốn sách đó, nhưng mẹ ông không cho mua, bắt ông đọc hết chỗ sách cũ rồi mới được mua tiếp.”
Bà nội như chợt bâng khuâng nhớ lại:
“Khi ấy, tôi phải làm thêm nửa tháng trời, dành dụm từng đồng để mua nó cho ông. Mua xong còn lén lút đặt lên bậu cửa sổ để tặng ông.”
“Tôi vứt đi món quà chính mình tặng thì cũng đâu có gì sai, đúng không? Vậy mà ông lại cứ nghĩ là người khác tặng. Với cái kiểu ông nổi loạn từ sau khi cưới, tôi mà nói đó là quà tôi mua, ông chắc gì đã tin, cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa.”
“Ông chưa từng thấy những bông hoa ông mua được tôi chăm chút kỹ lưỡng đến nhường nào. Chúng ta đã sống với nhau hơn nửa đời người, tôi đã làm biết bao nhiêu việc vì ông, vậy mà ông vẫn nghĩ tôi là người chẳng quan tâm đến ông.”
“Tôi đã hy vọng suốt bao năm, mong ông sẽ thay đổi. Thế nhưng những gì ông cho thấy chỉ là sự bất mãn với tôi và nỗi nhớ nhung người cũ. Có lẽ, chúng ta thật sự không hợp để làm vợ chồng.”
“Tôi giờ không còn trẻ nữa, chỉ muốn sống vui vẻ những ngày còn lại. Khi chân còn vững, tôi muốn đi đây đó, không muốn tiếp tục tranh cãi vô nghĩa với ông nữa.”
Bàn tay ông nội buông thõng, muốn nói gì đó nhưng chẳng thể cất thành lời.
13. Hoa Nở Hoa Tàn
Ông nội cuối cùng cũng phải nhập viện. Những lời nói của bà nội là cú đả kích rất lớn. Trong lúc hôn mê, ông cứ lặp đi lặp lại:
“Tôi sai rồi… tôi làm hỏng hết mọi chuyện rồi…”
Mọi người trong nhà cũng lờ mờ nghe được đôi chút cuộc tranh cãi hôm đó, nhìn ông bây giờ thế này, thật sự cũng chẳng biết nói sao.
Bà nội sau vài hôm chăm sóc ông trong viện thấy ông đã hồi phục, liền thu dọn hành lý, quay lại Lý thị.
Lần này bà mang theo rất nhiều đồ đạc, thể hiện quyết tâm sẽ định cư lâu dài nơi ấy. Bà cũng nói:
“Các con có rảnh thì ghé thăm mẹ nhé.”
Từ sau khi khỏi bệnh, ông nội càng trầm lặng hơn. Ông không còn gửi hoa nữa, mà thỉnh thoảng chỉ âm thầm gửi vài vật dụng thiết yếu đến Lý thị.
Ông không còn gây chuyện như trước, dường như cuối cùng đã bước qua tuổi nổi loạn.
Dù không còn nói về chuyện “muốn quay lại”, ông vẫn theo dõi sát sao tài khoản mạng xã hội của bà nội.
Bà nội mở một tiệm tạp hóa nho nhỏ, trong tiệm có bán thêm một ít hoa. Hoa không nhiều, nhưng ngày nào cũng sớm hết sạch.
Bà và bà Lý cùng nghiên cứu nghệ thuật cắm hoa, gói hoa ngày càng tinh tế và đẹp mắt.
Bà nội không bao giờ gọi điện cho ông, nhưng mỗi năm khi gửi đặc sản địa phương về cho con cháu, vẫn luôn có một phần riêng cho ông.
Từ đầu năm đến cuối năm, mọi người thay phiên nhau đến thăm bà. Còn ông thì chưa bao giờ đề nghị đi cùng.
Lý thị khí hậu ôn hòa, bà thường du lịch quanh vùng, tinh thần luôn phấn chấn. Cả nhà thấy vậy cũng yên tâm phần nào.
Rồi mười năm nữa trôi qua.
Bà nội ra đi trong giấc ngủ.
Khuôn mặt bà khi ấy vẫn còn vương nụ cười hiền hậu, bình yên.
Theo tâm nguyện, bà được an táng trên một ngọn đồi phủ đầy hoa, trong nghĩa trang công cộng tại Lý thị — nơi có thảm thực vật xanh tốt quanh năm.
Cửa tiệm tạp hóa của bà mở một cách rất tuỳ hứng, vậy mà vì có nét riêng, nên vẫn sống được.
Căn nhà nhỏ mà bà từng chăm chút giờ được cả nhà thay phiên chăm lo.
Không ai nỡ bỏ lại những gì thuộc về bà.
Khi biết tin bà nội qua đời, ông nội ngây người hồi lâu, sau đó lặng lẽ trở về phòng, âm thầm rơi nước mắt.
Không nói nhiều, ông xách hành lý đã chuẩn bị từ trước, bảo với cả nhà rằng:
“Tôi sẽ về trông nom tiệm tạp hóa và căn nhà bên đó, không thể để công sức của bà ấy bị uổng phí.”
Cả nhà biết sức khỏe ông không còn tốt, lại sống quen khí hậu phương Bắc, nên ai cũng chân thành khuyên ngăn.
Nhưng ông vẫn kiên quyết: