Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và MỞ ỨNG DỤNG SHOPEE để mở khóa toàn bộ chương truyện.

https://s.shopee.vn/6ppdAEyzje

Lưu ý: Nội dung trên chỉ xuất hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ. Xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 8

Tôi vừa nói to xong thì ông lập tức quay đầu trừng mắt nhìn tôi một cái.
Tôi làm mặt quỷ lại với ông — hứ, con không sợ ông đâu!

Nếu không phải bà bảo “bỏ qua đi”, con đã nói cho ông một trận bốc khói từ lâu rồi.

“Ông ơi, nhớ vứt rác nha! Giữ vệ sinh cũng là một phần của văn minh đấy ạ~”
Tôi vừa nói vừa nhảy chân sáo chạy vào bếp.

Sau lưng vang lên một tiếng bịch, chắc là ông va vào đâu đó.
Ông ơi ông à, đi đứng cẩn thận chứ. Con còn thấy xót giùm ông đó nha.

Thời gian sau bữa cơm của bà nội thường được dành cho ban công – nơi bà chăm sóc cả vườn hoa nhỏ của mình.

Hôm nay bà không khoe khoang quá lời khi nói với bà Trương, vì đúng là bà có “bàn tay vàng” trong việc trồng cây.
Lan hồ điệp, hoa giấy, trúc phú quý,… cây nào cũng tươi tốt, xanh um mát mắt.

Thật ra ban đầu, người trong nhà thích trồng cây lại chính là ông .
Có một lần đi dạo, ông mua về hai chậu lan, đặt trong nhà.

Khách đến chơi xã giao vài câu, khen gu thẩm mỹ ông tốt, ông liền giả vờ khiêm tốn nói rằng:
“Thấy lan có khí chất cô độc, đặt trong nhà tăng phần nhã nhặn.”

Rảnh rỗi là ông lại ngồi bên cạnh ngắm nghía, lẩm bẩm đọc thơ —
(toàn là những câu văn hoa đầy mùi… ướt át, theo nguyên văn của bác Cả).

Chỉ khổ cho hai chậu lan nhỏ — vừa phải “làm sạch không khí”, vừa bị gán cho vai trò nàng thơ văn chương.
Có lẽ vì trọng trách quá nặng, chưa đầy một tháng đã bắt đầu héo úa, cằn cỗi.

Ông thì làm được gì?
Đành bất lực nhìn chậu hoa tàn tạ, rồi buồn bã lẩm nhẩm thơ nhiều hơn, ăn cơm thì ít đi.

Bà nội thấy vậy cũng không nói gì thêm — chắc trong lòng tiếc tiền nhiều hơn tiếc hoa.
Một hôm sau bữa tối, bà xắn tay áo, thay chậu, pha nước tưới và bón phân lại, rồi đặt cây sang chỗ khác, cẩn thận chăm sóc vài ngày.

Vậy mà hai chậu lan kia bỗng “chết đi sống lại”, trở nên tươi mới hẳn lên.

Ông lúc đó hiếm hoi khen bà mấy câu, liền bị bà đáp lại:
“Sau này trồng không nổi thì đừng lãng phí tiền nữa.”

Ông nghe xong mặt sa sầm, miệng lẩm bẩm:
“Cái nhà này không hiểu tôi… không có chút thi vị gì cả…”

Thế mà chính điều đó lại vô tình khai phá ra sở thích mới của bà nội.
Từ đó, bà bắt đầu chăm cây, trồng đủ loại mình “có cảm tình”, rồi thỉnh thoảng đi dạo chợ hoa.

Bà nâng niu những chậu cây như bạn bè: đổi đất, bón phân, tưới nước theo lịch đều đặn, học thêm kiến thức trồng trọt trên mạng, thử nghiệm những điều kiện phù hợp nhất cho từng loài.

Bà bỏ tâm vào, cây cối trong nhà đều xanh tươi rực rỡ,
mà ông nội cũng có chỗ để đứng ngắm, đọc mấy bài thơ của ông cho cây nghe.

Hồi xưa, ông còn hay càm ràm: “Bà mà chăm là hỏng hết hoa của tôi mất!”
Giờ thì thôi, câm nín.

Mỗi khi bà cầm kéo cắt lá, xới đất hay lau bụi cho cây, ông đi ngang chỉ còn biết hừ một tiếng rồi đi qua.
Cuối cùng cũng không thể soi mói gì nữa.

Giờ mùa lạnh đã tới, đám cây cối đều được dọn về ban công để tránh rét, được bà nội chăm chút cẩn thận.

Hôm bà Trương và chồng đến nhà chơi, vì bà nội đã nói trước nên ai cũng vui vẻ đón tiếp,
và dĩ nhiên, đám cây ở ban công lúc đó cũng được “khoe” ra rực rỡ, tinh tươm như đón bạn cũ lâu ngày về thăm.

Sau khi bà nội thông báo rằng sẽ có khách đến nhà chơi, ông chẳng có phản ứng gì đặc biệt.

Nhưng đến sáng hôm đó, ông bỗng nhiên nói mình không khỏe – lúc thì kêu đau đầu, lúc lại than đau lưng.
Bảo đi viện khám thì không chịu, hỏi kỹ hơn cũng chẳng nói rõ được triệu chứng gì.
Thôi thì để ông lên tầng hai nghỉ ngơi vậy.

Chẳng bao lâu sau, bà Trương và ông Lưu đến, tay xách nách mang đủ thứ.
Vừa ngồi xuống đã nhìn thấy góc ban công đầy cây cối rực rỡ, liền tiến lại gần, vừa ngắm vừa hỏi han đủ điều.

Chuyện trò dần xoay quanh cuộc sống thường ngày.
Khi hỏi về ông , bà nội đành thành thật nói rằng ông hôm nay không khỏe, không tiện xuống tiếp khách, và ngỏ lời xin lỗi.

Bà Trương liếc nhìn về phía cầu thang dẫn lên tầng hai, vẫy tay lơ đãng, rồi cũng không hỏi thêm gì nữa.
Sau đó, bà theo bà nội vào bếp, bàn xem hôm nay nên nấu món gì ngon, hai người vừa làm vừa tán chuyện rất rôm rả.

Lúc đó tôi đi tới tủ nhỏ lấy thêm vài món ăn vặt để mời ông Lưu,
vừa quay đầu thì thấy ánh nắng từ cửa sổ tầng hai chiếu xuống hành lang, hắt lên bóng của một người.

Tôi nheo mắt lại rồi lặng lẽ đi về phía đó.
Thì ra là… ông đang ngồi xổm ở khúc ngoặt cầu thang tầng hai, chẳng biết đang lén lút làm gì.

Tôi nhẹ nhàng bám tường, rướn người lên và hỏi nhỏ:
“Ông làm gì ở đây vậy, ông nội…”

“Aiya! Làm ông giật mình đó con!” – ông suýt bật ngửa, nhưng vẫn cố hạ giọng.
“Suỵt! Ông… ông định xuống lấy đồ thôi, con làm ông sợ muốn xỉu luôn.”

“Lấy gì vậy? Mau xuống đi, ông ngồi chồm hổm ở đó làm gì kỳ vậy?”

“Ông… nghĩ lại thấy cũng không cần thiết, không lấy nữa, thế không được à?” – ông nói lí nhí, rõ là đang lấp liếm.

Tôi cũng hạ giọng theo:
“Ông thấy khá hơn rồi hả? Nãy bà Trương còn hỏi sao không thấy ông đó.”

“Thế… họ nói gì về ông không?” – ông chợt căng thẳng hỏi lại.

“Cũng chỉ hỏi sao không thấy ông thôi. Bà nội bảo ông đang mệt, nên không tiện ra tiếp khách.
Nếu ông khỏe rồi thì xuống chào họ một tiếng đi.”

Tôi định vươn tay kéo ông xuống, ai ngờ ông nhanh nhẹn rút tay lại, còn lùi vài bước.

“Aiya, aiya, ông vẫn chưa khỏe! Đừng kéo tay áo ông! Ông phải… về giường nghỉ cái đã!”
Nói xong là ông chạy rất nhanh, chân tay linh hoạt đến bất ngờ.

Tôi đứng im một lúc, bắt đầu thấy… kỳ lạ.

Ông không định lấy gì cả, nhưng lại ngồi rình ở khúc cầu thang?
Động tác lại linh hoạt chẳng giống người đang bệnh tí nào — chẳng lẽ… ông đang nghe lén?!

Tùy chỉnh
Danh sách chương