Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và MỞ ỨNG DỤNG SHOPEE để mở khóa toàn bộ chương truyện.
https://s.shopee.vn/6KtDRYGoTr
Lưu ý: Nội dung trên chỉ xuất hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ. Xin chân thành cảm ơn!
Dù vẫn phải đi làm đội sản xuất, nhưng trọng tâm đã chuyển hẳn sang việc làm kẹp tóc.
Đơn đặt hàng tới dồn dập như tuyết rơi.
Sau xưởng dệt, Thẩm Nghiễn Chu lại tiếp tục kết nối với trường tiểu học công xã (làm phần thưởng cho học sinh nữ xuất sắc), trạm y tế (phúc lợi nhỏ cho y tá)…
Nhu cầu kẹp tóc ngày càng nhiều, yêu cầu về mẫu mã cũng ngày càng cao.
Tôi và Chiêu Đệ đã không kham nổi một mình nữa rồi.
Thẩm Nghiễn Chu lại đưa ra một ý kiến mới: huy động những cô gái khéo tay và đáng tin trong thôn, trả công theo sản phẩm.
Tôi chọn con gái lớn nhà thím Lý bên cạnh – Xuân Đào, và bà quả phụ họ Trương ở đầu thôn Tây – một người sống lặng lẽ, hiền lành nhiều năm.
Ban ngày họ đi làm ở đội sản xuất, buổi tối nhận nguyên liệu về làm tại nhà, xong thì giao cho tôi kiểm tra. Đạt yêu cầu thì tính tiền theo cái.
Một cái kẹp tóc, họ có thể kiếm được từ hai đến ba xu tiền công.
Ở nông thôn, đây đã là một khoản thu nhập thêm rất đáng kể rồi!
Xuân Đào và quả phụ họ Trương cảm kích không thôi, làm việc cực kỳ cẩn thận và nghiêm túc.
Xưởng nhỏ của tôi cứ thế lặng lẽ vận hành.
Tiền, như dòng suối nhỏ ổn định, chảy vào túi tôi đều đều.
Căn nhà nhỏ của tôi và Chiêu Đệ thay đổi hoàn toàn.
Tường dột gió được trét kín bằng bùn, cửa sổ được thay bằng kính sáng bóng, giường đất được phủ chăn bông dày ấm; tôi và Chiêu Đệ đều có áo bông mới toanh để mặc.
Tôi thậm chí còn nghiến răng mua một chiếc xe đạp nữ cũ! Để tiện lên công xã giao hàng (về sau, một số đơn hàng nhỏ, Thẩm Nghiễn Chu để tôi tự mang đến, coi như rèn luyện tôi).
Vương Quế Hương đỏ mắt đến rỉ máu, không ít lần rỉ tai hàng xóm nói xấu tôi nào là “tiền kiếm không chính đáng”, “mập mờ với tên lông bông Thẩm Nghiễn Chu”.
Nhưng bây giờ tôi cứng cáp rồi, trong tay có tiền, lại giúp Xuân Đào và quả phụ họ Trương kiếm thêm thu nhập, bắt đầu có chút tiếng nói trong giới phụ nữ trong thôn.
Thêm vào đó, chuyện tôi cứu người được treo biển khen ngợi ở công xã (cán bộ công xã sau đó còn mang hẳn một lá cờ thêu dòng chữ “Thanh niên dũng cảm cứu người” gửi về đại đội), danh tiếng cũng tốt lên nhiều.
Lời chua chát của Vương Quế Hương chẳng khuấy nổi sóng gì nữa.
Tô Hữu Điền nhìn tôi, ánh mắt ngày càng phức tạp, thỉnh thoảng còn ngồi xổm trước cửa nhà tôi hút thuốc lào, nhìn ánh đèn hắt ra từ trong nhà, và bóng dáng Chiêu Đệ đang học bài viết chữ, lặng thinh rất lâu.
Thời gian trôi qua trong bộn bề và hy vọng.
Chớp mắt đã sang mùa đông năm 1978.
Ba năm qua, đã có quá nhiều chuyện xảy ra.
Chuyện lớn nhất, chính là cơn gió thay đổi số phận mọi người, cuối cùng cũng thổi khắp đất trời Trung Hoa.
Trên báo, trên đài phát thanh, bắt đầu xuất hiện những từ như “giải phóng tư tưởng”, “tôn trọng thực tế”, “chuyển trọng tâm công tác sang xây dựng kinh tế”.
Trong công xã, ngày càng nhiều người bắt đầu làm ăn buôn bán lén lút, cán bộ quản lý thị trường cũng không còn săn người như sói như trước nữa.
Bầu không khí căng thẳng đang dần được nới lỏng.
Còn tôi, dưới sự “bảo kê” của Thẩm Nghiễn Chu, việc buôn bán kẹp tóc của tôi đã không còn là cái “đuôi tư bản” bị chỉ trích ngày xưa.
Nó giống như một mầm non kiên cường, vươn lên mạnh mẽ giữa kẽ hở chính sách.
Khách hàng của tôi, từ những xưởng dệt, trường tiểu học ban đầu, đã vươn tới cả cửa hàng bách hóa huyện!
Thẩm Nghiễn Chu đúng là có quan hệ rộng thật.
Không biết bằng cách nào, anh ta lại kết nối được với một người phụ trách trong phòng thu mua của cửa hàng bách hóa huyện.
Bên phía đối tác rất ưng ý kiểu dáng mới lạ và chất lượng ổn định của kẹp tóc do tôi làm, đồng ý cho tôi một góc nhỏ trong quầy của cửa hàng bách hóa để gửi bán!
Tuy góc bán khá khuất, lại phải trả một khoản “phí quầy” không nhỏ và chia phần trăm lợi nhuận, nhưng điều này có nghĩa là – lần đầu tiên, kẹp tóc của tôi được đường hoàng đặt trên quầy của một cửa hàng quốc doanh!
Có bảng hiệu “Cửa hàng bách hóa” làm hậu thuẫn, đầu ra của kẹp tóc càng ngày càng rộng mở.
Tôi quyết định thuê một kho cũ bỏ không ở mép đường gần công xã, sửa sang sơ qua, biến nó thành “xưởng sản xuất” và kho chứa hàng của mình.
Chiêu Đệ cũng đã tốt nghiệp tiểu học, thành tích xuất sắc, thi đỗ vào trường cấp hai ở huyện!
Tôi dùng tiền kiếm được thuê một căn phòng nhỏ sạch sẽ gần trường huyện cho em, để em yên tâm học hành.
Cuộc sống đang lao về phía tương lai mà kiếp trước tôi có nằm mơ cũng không dám mơ tới.
Mối quan hệ giữa tôi và Thẩm Nghiễn Chu, trong ba năm qua, cũng dần dần có những biến chuyển vi diệu.
Từ nghi ngờ, cảnh giác ban đầu, đến tin tưởng, hợp tác, rồi đến… một kiểu ăn ý khó gọi thành tên.
Anh ta vẫn như cũ – xuất quỷ nhập thần, hành tung khó đoán.
Có lúc mất hút nửa tháng, khi trở lại thì đầy phong trần, mang theo những món đồ lạ chỉ có ở phương Nam (ví như hộp phấn nhựa có gương nhỏ, hay kẹp tóc acrylic lấp lánh), giúp tôi có thêm cảm hứng thiết kế mẫu mới.
Có lúc lại lười biếng nằm dài trong kho của tôi, ngậm cọng cỏ, nhìn tôi và Xuân Đào, thím Trương bận rộn, lâu lâu buông vài câu chọc quê như “hoa này phối màu quê mùa chết được”, “nơ lệch thế kia”, chọc tức Xuân Đào trừng mắt lườm nguýt.
Anh ta từng giúp tôi mấy lần xua đuổi lưu manh nhăm nhe gây chuyện (làm ăn lớn lên thì khó tránh khỏi bị dòm ngó, ghen ghét).
Cũng từng trong lúc tôi vì quá nhiều đơn hàng, áp lực lớn, lén trốn ra sau kho lau nước mắt – anh thản nhiên đưa cho tôi một viên kẹo sữa Đại Bạch Thố, chỉ nhẹ giọng nói: “Trời có sập cũng không đè chết được cô.”
Chúng tôi hiếm khi nói những lời thừa thãi.
Hợp tác là hợp tác, sổ sách rành mạch, phần của anh ta – không bao giờ chậm hay thiếu.
Nhưng cũng có những thứ, chẳng cần nói, vẫn hiểu.